Iran “chê” phương Tây không “thật”, thắt chặt quan hệ với Trung Quốc
Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã bày tỏ mong muốn về một mối quan hệ kinh tế, an ninh chặt chẽ hơn với Trung Quốc, khi hai nước nhất trí tăng cường hợp tác thương mại song phương đạt 600 tỷ USD vào thập kỷ tới.
Trong một cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân chuyến thăm của ông Tập đến Iran, nhân vật quyền lực nhất đất nước Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Iran muốn mở rộng quan hệ với “các quốc gia độc lập hơn”, thêm vào đó, ông Khamenei nhấn mạnh “Mỹ không hề trung thực” trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
“Người Iran không bao giờ tin tưởng phương Tây. Đó là lý do tại sao Tehran tìm cách hợp tác với các quốc gia độc lập hơn (như Trung Quốc)”, ông Khamenei nói.
“Iran là quốc gia đáng tin cậy nhất trong khu vực về năng lượng, đặc biệt kể từ khi chính sách năng lượng của đất nước không bao giờ bị ảnh hưởng từ nước ngoài”, trang web chính phủ dẫn lời ông Khamenei nói trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Khamenei cũng nói rằng Iran sẽ không bao giờ quên sự hợp tác của Trung Quốc trong khi nước này chịu sự trừng phạt từ phương Tây và Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho biết: “Tình bạn Trung Quốc – Iran đã đứng vững trước thử thách và những thăng trầm quốc tế”.
Video đang HOT
Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) bắt tay ông Tập Cận Bình tại lễ đón hôm 23-1
Tờ Global Times cho biết, trong chuyến thăm lần này đến Iran, Trung Quốc hy vọng cải thiện quan hệ với Tehran như một phần của kế hoạch xây dựng lại các liên kết thương mại với châu Âu, châu Á và tìm thị trường mới cho hàng hóa của đất nước.
Được biết, Iran và Trung Quốc đã nhất trí tăng cường hợp tác thương mại trị giá 600 tỷ USD, ký kết được 17 thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân và hồi sinh “Con đường tơ lụa”.
Đánh giá về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Iran, ông Ellie Geranmayeh, thuộc Hội đồng châu Âu về quan hệ quốc tế cho rằng: “Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào Iran về việc nhập khẩu năng lượng, trong khi Nga lại cần Iran để nâng cao hệ thống an ninh ở Trung Đông”.
“Iran đóng một vai trò khá quan trọng đối với cả Trung Quốc và Nga trong khu vực, nhiều hơn so với các nước châu Âu. Mặc dù Trung Quốc và Nga ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran nhưng 2 nước này cũng vẫn tiếp tục hợp tác thương mại với Tehran”, ông Geranmayeh nói.
Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo thứ 2 thuộc các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đến thăm Tehran, kể từ khi thỏa thuận hạt nhân của Iran và nhóm P5 1 (bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức) đạt được vào tháng 7-2015. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Tehran vào tháng 10-2015.
Theo_An ninh thủ đô
Anh dự định gửi 1000 quân sang Ba Lan đối trọng Nga
Theo tờ IBTimes ngày 20-1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Michael Fallon chính thức công bố quân đội Anh sẽ gửi 1000 nhân viên quân sự đế Ba Lan nhằm thắt chặt hợp tác an ninh với chính quyền Warsaw, đồng thời tăng cường quan hệ giữa khối NATO và đông Âu.
Trao đổi với người đồng cấp Antoni Macierewicz phía Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh ông Michael Fallon cho biết: "Cam kết này thể hiện sự hợp tác quan trọng của Anh đối với các đồng minh NATO, trong đó có Ba Lan, nhằm đảm bảo rằng lực lượng liên quân của chúng ta luôn tinh nhuệ và luôn trong tư thế sẵn sàng".
Ông Fallon khẳng định cam kết này cũng nhằm gửi đi thông điệp quân đội Anh sẵn sàng cùng các đồng minh đáp trả mọi mối đe dọa. Số quân đội này sẽ được phía Anh chia ra cho 2 nhóm, với 800 quân cho lực lượng Anakonda và 150 quân cho lực lượng Phản ứng nhanh "Đinh ba".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh thông báo ý định gửi 1000 quân đến Ba Lan tham gia các lực lượng liên quân của NATO (Ảnh: Reuters)
Bên cạnh bộ binh, hải quân Anh cũng sẽ tăng cường hiện diện trong khu vực. Chiến hạm HMS Iron Duke (Công tước thép-ND) của Hải quân Hoàng gia Anh cũng sẽ viếng thăm Ba Lan vào màu hè năm nay, trong khuôn khổ lực lượng hải quân thường trực của NATO. Tàu đổ bộ tấn công HMS Ocean (Đại dương-ND) cũng sẽ tham gia một cuộc tập trận tại biển Baltic vào mùa hè năm nay.
Trước đó, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski từng khẳng định chính quyền Warsaw sẵn sàng thỏa thuận với Anh tăng cường trao đổi hỗ trợ quân sự. Tờ IBTimes bình luận, cam kết gửi quân của Anh đưa đưa ra ngay khi quan hệ căng thẳng giữa Nga và các nước NATO vẫn đang tăng cao, sau khi Nga quyết định sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào lãnh thổ.
Trả lời hãng tin Reuters đầu tháng 1-2016, Ngoại trưởng Ba Lan nhìn nhận quốc gia này chỉ mới là một thành viên "cấp hai" của NATO. Ông cũng khẳng định việc thiếu vắng một lực lượng quân sự đáng kể của NATO trong khu vực miền trung Châu Âu đang tạo ra nhiều khoảng trống để Nga tạo ảnh hưởng.
Kiệt Anh
Theo_PLO
Mỹ và các đồng minh nhất trí tăng cường cuộc chiến chống IS Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết tính đến nay đã có 26 quốc gia tham gia liên minh chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm qua (20/1) cho biết, ông và các Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Pháp và 5 quốc gia khác đã nhất trí sẽ tăng cường chiến dịch...