Iran cáo buộc phương Tây đẩy mạnh chiến tranh tâm lý
Iran cáo buộc phương Tây cố tình đẩy mạnh chiến tranh tâm lý để buộc nước này phải tử bỏ chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhà nước Hồi giáo cũng cho rằng việc phương Tây xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là một sai lầm chiến lược.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Saeed Jalili cáo buộc phương Tây mở rộng chiến tranh tâm lý chống Nhà nước Hồi giáo.
Trong phát biểu trên kênh truyền hình Press TV của Iran ngày hôm qua, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân nước này Saeed Jalili cáo buộc phương Tây đang chơi trò “chiến tranh tâm lý” khi tung tin nói rằng Tehran đưa ra “kế hoạch 9 điểm” về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi, trong đó có mục yêu cầu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế và dầu mỏ để đối lấy việc Iran sẽ ngừng chương trình làm giàu urani.
“Không một đề xuất nào đã được đưa ra, ngoài việc đề nghị tiến hành các cuộc đàm phán với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc”, Press TV dẫn lời ông Jalili khẳng định.
Cũng theo ông Jalili, những thông tin do giới truyền thông Mỹ đưa ra là hoàn toàn “không có cơ sở” và chỉ nhằm mục đích đẩy mạnh “cuộc chiến tâm lý nhằm vào Iran”.
Ông Jalili đưa ra tuyên bố trên hai ngày sau khi tờ New York Times của Mỹ nói rằng giới chức Iran đã đưa ra “kế hoạch 9 điểm” khi tới New York hồi tháng trước. Tờ báo trên còn cho biết các nhà lãnh đạo Iran đã rất nỗ lực vận động để nhận được sự ủng hộ đối với đề xuất này.
Một số nguồn tin Mỹ ngày 6/10 thậm chí còn nói chính phủ Mỹ đã chính thức bác bỏ đề xuất của Iran, đồng thời đề nghị Nhà nước Hồi giáo phải ngừng mọi hoạt động làm giàu urani, đóng cửa các cơ sở làm giàu hạt nhân và đưa các nguyên liệu hạt nhân đã được làm giàu ra nước ngoài.
“Mỹ và phương Tây phạm sai lầm chiến lược”
Video đang HOT
Không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra, giới chức Iran còn khẳng định Mỹ và phương Tây “đang phạm sai lầm chiến lược” khi muốn dùng các biện pháp kinh tế để gây sức ép đối với nước này.
Trong tuyên bố mới nhất, Mỹ và phương Tây cảnh báo đang xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào ngành xuất khẩu khí đốt của Iran.
“Tehran cần phải đáp ứng những quan ngại của quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh cãi, hoặc sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt bổ sung khốc liệt hơn”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu tại thủ đô Lima trong chuyến thăm Peru ngày 6/10.
Ông Penetta cũng khẳng định Mỹ và các đồng minh đã nhất trí sẽ cùng nỗ lực ngăn chặn các hoạt động làm giàu urani của Tehran.
Tuy nhiên, bộ Dầu mỏ Iran khẳng định cảnh báo mới của phương Tây chẳng qua chỉ là một “chiến dịch tuyên truyền” vì bản thân các nước này cũng không muốn bị phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ các nước khác.
“Hiện tại không một nước thành viên nào của EU nhập khí đốt của Iran. Việc họ đưa ra những cảnh báo trừng phạt mới chẳng qua chỉ là thủ đoạn tuyên truyền nhằm đẩy mạnh hơn một bước cuộc chiến tranh tâm lý nhằm vào Iran”, người phát ngôn bộ Dầu mỏ Nikzad- Rahbar nói.
“EU sẽ sớm nhận thấy rằng họ đang phạm phải sai lầm chiến lược khi tìm cách gây sức ép lên Iran. Nhà nước Hồi giáo sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và trong tương lai, chính các thành viên EU sẽ phải cầu viện Iran cấp lại các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt để đảm bảo nhu cầu năng lượng đang thiếu hụt trầm trọng của họ”, nghị sĩ smaeil Kowsari khẳng định.
Hiện tại, Iran đang xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Azerbaijan. Trong thỏa thuận mới nhất đạt được ngày 5/10 giữa Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Qasemi và các quan chức dầu mỏ Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên nhất trí sẽ tăng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Iran sang Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nâng cao hơn vài trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc trung chuyển khí đốt từ Uzbekistan tới Iran và từ Iran tới châu Âu.
Hiện tại, Iran phải gánh chịu 4 nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng nhiều lệnh trừng phạt riêng của Mỹ và EU. Phương Tây cho rằng bằng cách siết chặt trừng phạt sẽ buộc được Tehran phải ngừng chương trình làm giàu urani vốn bị nghi ngờ là vỏ bọc cho tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, Iran cho rằng các lệnh trừng phạt này trên thực tế không mang lại tác dụng như phương Tây mong đợi, mà chỉ là hành động vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của người dân Iran vì đối tượng chịu tác động lớn nhất của các lệnh trừng phạt này là tầng lớp người nghèo và trung lưu ở Iran.
Theo số liệu kinh tế, hiện đồng rial của Iran đã bị mất giá tới 60% do các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ bị đình trệ, động thái đã gây ra làn sóng biểu tình chống chính phủ hôm 3/10 và tâm lý bất an trong xã hội Iran hiện nay
Theo Dantri
Mỹ giục các nước vùng Vịnh đẩy mạnh phòng thủ tên lửa
Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia vùng Vịnh phát triển những kế hoạch phòng thủ tên lửa cấp khu vực có tính tương tác cao hơn giữa lúc tồn tại điều mà các nước này cho là mối đe dọa đang gia tăng từ Iran, theo hãng tin AFP.
"Đó là mục tiêu của Mỹ, nhằm khuyến khích các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) phát triển cơ cấu phòng thủ tên lửa, bởi vì để thực sự bảo vệ khu vực bằng hệ thống phòng thủ tên lửa thì cần một cách tiếp cận cấp khu vực", một quan chức cao cấp Mỹ phát biểu ngày 28.9, trước khi diễn ra các cuộc đàm phán với GCC.
GCC gồm 6 quốc gia thành viên là Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út và và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Một vụ phóng tên lửa của Iran - Ảnh: AFP
"Để có thể phòng thủ trước một vụ tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ của các bạn, cần có radar và các loại phương tiện khác bên ngoài lãnh thổ", quan chức trên nói thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta lẽ ra theo kế hoạch đã tham dự các cuộc thảo luận tại New York cùng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, vốn được tổ chức bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng thời tiết xấu đã buộc ông hủy bỏ các kế hoạch đi lại.
Quan chức Mỹ nói rằng Washington đã nhận được những tuyên bố bày tỏ sự quan tâm của một số nước vùng Vịnh đối với việc phát triển khả năng phòng thủ tên lửa.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra trong khuôn khổ một diễn đàn hợp tác chiến lược mới được thành lập hồi tháng 3.2012, vốn cũng đã dẫn đến cuộc tập trận hàng hải chung đầu tiên được tổ chức với sự tham gia của 12 lực lượng hải quân và khoảng 30 nước.
"Tôi nghĩ điều quan trọng cần biết là nếu họ mua các thiết bị phòng thủ tên lửa Mỹ, chúng sẽ dễ gắn kết lại với nhau hơn, bởi vì về bản chất chúng có tính tương tác cao hơn", quan chức Mỹ nói.
"Mục tiêu của chúng tôi là giúp các nước đối tác vùng Vịnh về những nhu cầu phòng thủ của họ. Cũng có một mối đe dọa tên lửa mà họ phải đối mặt. Chúng tôi muốn giúp họ đối mặt với mối đe dọa đó một cách tốt nhất", quan chức Mỹ này khẳng định sau khi được hỏi liệu kế hoạch cũng sẽ bảo vệ trước bất kỳ mối đe dọa tên lửa nào từ Iran.
Một quan chức Mỹ thứ hai cũng nói thêm rằng trọng tâm là "đảm bảo dòng chảy giao thương tự do ở các eo biển nói chung, vốn là điều quan tâm của tất cả các nước"
"Rõ ràng, các nước GCC có lo lắng về những phát biểu của Iran, vốn thường đe dọa giao thương tự do trong khu vực", ông này nói.
Quan chức này cũng cho biết Mỹ "lo ngại về sự gián đoạn hoạt động vận tải biển trong khu vực do Iran gây ra".
Theo TNO
TP.HCM đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử Văn phòng UBND TP.HCM đã có thông báo kết luận của Phó chủ tịch Lê Mạnh Hà triển khai Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. TP.HCM đã cấp gần 10.000 hộp thư cho cán bộ công chức nhưng chưa đến 70% cán bộ...