Iran cảnh báo thỏa thuận hạt nhân có thể sụp đổ trước bầu cử Mỹ
Thỏa thuận hạt nhân ký từ năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc có thể sụp đổ ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.
Ngày 9/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran cho biết, thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran với nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện, có thể sụp đổ ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm sau nếu không đạt được giải pháp nào trong vài tháng tới.
Iran cũng c ảnh báo vẫn thực hiện các chính sách của mình cho dù bất kỳ ai được bầu trong cuộc bầu cử tổng thống tới tại Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Seyed Abbas Araghchi. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 9/11, Iran tuyên bố nước này hiện đang làm giàu urani tới 5%, sau khi tiến hành các bước rút dần cam kết theo Kế hoạch hành động chung toàn diện.
Người phát ngôn Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran cho biết thêm Iran có khả năng làm giàu urani ở mức 5%, 20%, 60% hay bất kỳ mức độ nào khác.
Mức làm giàu urani 5% dù đã vượt ngưỡng quy định trong thỏa thuận nhưng vẫn thấp hơn mức 20% mà Iran từng thực hiện và thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Theo VTV
Ngoại trưởng Iran: Sẵn sàng đàm phán hạt nhân lâu dài với Mỹ
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã đến New York tham dự kỳ họp Đại Hội đồng LHQ.
Iran sẵn sàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân lâu dài, nhưng nơi đàm phán phải là bàn thương lượng có sự tham gia của các nước cùng ký thỏa thuận hạt nhân hiện tại (ký năm 2015), Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết ngày 22-9.
"Chúng tôi sẵn sàng đàm phán. Chúng tôi sẵn sàng đàm phán, nhưng đàm phán về các điều khoản sẽ không chỉ có hiệu lực trong 1 năm rưỡi hay 5 năm rưỡi. Chúng tôi cần đàm phán về điều gì đó lâu dài" - ông Zarif nói trong cuộc trả lời phỏng vấn đài CBS ngày 22-9.
Theo hãng tin Sputnik, cơ hội để xúc tiến điều này có thể sẽ là vào ngày 25-9 bên lề kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, khi các lãnh đạo và các nhà ngoại giao hàng đầu của 6 bên - Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, Iran - cùng ký thỏa thuận hiện tại cùng có mặt. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm ngoái. Nhân dịp này, sáu nước này có thể cùng với Liên minh châu Âu (EU) bàn về tương lai của thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ đã tái áp đặt và ban hành nhiều lệnh trừng phạt mới lên Iran. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông vẫn muốn tái thương lượng lại thỏa thuận hạt nhân với Iran với những điều khoản có lợi cho Mỹ hơn.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói Iran sẵn sàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân lâu dài. Ảnh: AP
Ông Zarif có buổi trả lời phỏng vấn CBS sau khi tới Manhattan (New York) để dự kỳ họp Đại Hội đồng LHQ. Ông Zarif bác bỏ khả năng sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại kỳ họp này.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani dự kiến sẽ đến New York ngày 23-9 (giờ địa phương). Theo trang tin ISNA ngày 22-9 thì thị thực của ông Rouhani bị hạn chế, chỉ cho phép ông di chuyển giữa nơi ở tại Manhattan, trụ sở LHQ và phái bộ Iran tại LHQ.
Kỳ họp Đại Hội đồng LHQ lần thứ 74 đã bắt đầu ở New York từ ngày 17-9. Phiên họp tranh luận chung có sự tham gia của các lãnh đạo thế giới sẽ bắt đầu từ ngày 24 đến ngày 30-9.
ĐĂNG KHOA
EU kêu gọi Iran 'đảo ngược' quyết định liên quan thỏa thuận hạt nhân lịch sử Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/9 kêu gọi Iran thay đổi quyết định mới đây nhất liên quan đến các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1 năm 2015. Kỹ thuật viên làm việc trong một cơ sở làm giàu urani ở Isfahan, Iran....