Iran cảnh báo ngăn từng giọt dầu qua Eo biển Hormuz
Một chỉ huy hải quân Iran hôm qua tuyên bố nước này có thể ngăn chặn thậm chí là “một giọt dầu” qua Eo biển Hormuz, nếu an ninh Iran bị đe dọa. Tuyên bố được đưa ra khi căng thẳng về chương trình hạt nhân Tehran vẫn âm ỉ.
Ngay sau khi Mỹ tăng cường sự hiện diện của tàu hải quân ở Vịnh Péc-xích, hải quân Iran cũng tuyên bố tăng cường sự hiện diện tại các vùng biển quốc tế.
Ali Fadavi, Tư lệnh hải quân thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Iran IRGC cho biết Tehran sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội ở các vùng biển quốc tế.
Video đang HOT
“Nếu họ (Mỹ) không tuân thủ luật pháp quốc tế và cảnh báo của IRGC, sẽ có hậu quả rất xấu cho họ”, hãng thông tấn Iran Fars dẫn lời ông Fadavi cho biết.
“Lực lượng hải quân của IRGC kể từ cuộc chiến Iran-Iraq đã có khả năng kiểm soát hoàn toàn Eo biển Hormuz và có khả năng không cho phép thậm chí là một giọt dầu đi qua”.
Ông Fadavi cho biết thêm: “Các lực lượng đặc nhiệm của hải quân IRGC có mặt trên tất cả các tàu của Cộng hòa Hồi giáo Iran ở Ấn Độ Dương và ở phía đông, phía tây, để ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào”.
“Sự hiện diện của lực lượng hải quân IRGC này trên các vùng biển quốc tế sẽ được tăng cường”.
Iran liên tục dọa sẽ đóng cửa Eo biển Hormuz, tuyến đường biển chiến lược trung chuyển 40% lượng dầu được vận chuyển qua đường biển của thế giới, để đáp trả các lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ của các cường quốc phương Tây.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra là nhằm vào chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Phương Tây nghi ngờ chương trình hạt nhân này là nhằm sản xuất vũ khí nguyên tử, trong khi Iran khẳng định chương trình chỉ nhằm mục đích sản xuất điện hòa bình.
Trong thời gian gần đây Mỹ đã gia tăng sự hiện diện ở Vịnh Péc-xích, và mới tuần trước nước này đã triển khai thêm một tàu hải quân nhằm giúp dọn dẹp mìn phòng trường hợp Iran xúc tiến đe dọa đóng cửa eo biển.
Trong khi đó, tháng trước Iran dự kiến phát triển thêm tàu chiến nhằm bảo vệ hạm đội tàu hàng của nước này trước cướp biển. Các lãnh đạo quân sự Iran thường xuyên khẳng định sức mạnh của Iran trong khu vực cũng như sự thống trị của nước này ở Eo biển Hormuz.
Giới phân tích quân sự tỏ ra nghi ngờ về khả năng Iran chặn tuyến đường biển chiến lược trên Eo biển Hormuz, bởi khi đó chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc trả đũa quy mô lớn do Mỹ dẫn đầu.
Theo Dân Trí
Mỹ điều tàu lặn rà phá thủy lôi tới Eo biển Hormuz
Ngày 12/7, các quan chức cho biết Mỹ đã triển khai một hạm đội tàu lặn "SeaFox" không có người điều khiển tới vùng Vịnh nhằm ngăn ngừa Iran đóng Eo biển Hormuz chiến lược bằng cách giăng thủy lôi trên biển trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Tàu lặn SeaFox do Đức sản xuất (Nguồn: AFP)
Một sỹ quan Hải quân Mỹ cho biết tàu lặn "Cáo biển" đã được triển khai tới Hạm đội 5, đồng thời xác nhận thông tin đăng tải trên Thời báo Los Angeles trước đó.
Tàu lặn này dài khoảng 1,2 mét này được trang bị một camera cùng hệ thống định vị vật thể dưới nước bằng siêu âm và được dẫn đường bằng một sợi cáp nối với tàu lớn.
Hãng sản xuất Atlas Electronik của Đức cho biết tàu lặn này có tầm hoạt động 1.000 mét và mang theo chất nổ để phá thủy lôi. Theo sỹ quan trên, "Cáo biển" sẽ được trang bị cho các tàu quét thủy lôi tại vùng Vịnh.
Theo Hạm đội 5, hồi đầu tháng Sáu vừa qua, Mỹ đã điều thêm bốn tàu quét thủy lôi gia nhập bốn tàu quét thủy lôi triển khai tại khu vực này trước đó. Hải quân Mỹ hiện có các trực thăng MH-53 Sea Stallion và USS Ponce - tàu đổ bộ được cải tiến thành "căn cứ nổi" đồn trú tại Bahrain, căn cứ của Hạm đội 5.
Cuối tháng Tư vừa qua, Mỹ cũng đã điều phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Căn cứ Không quân Al-Dhaafra ở Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Được biết, Iran hiện có khoảng 2.000 thủy lôi. Quan ngại về việc Eo biển Hormuz bị đóng cửa đã dấy lên hồi đầu năm nay sau khi Iran dọa đóng eo biển chiến lược này nếu các phương Tây tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Têhêran bằng cách chặn nguồn xuất khẩu dầu mỏ của quốc gia Hồi giáo này./.
Theo TTXVN
Tàu Nga, NATO áp sát Syria Israel cũng triển khai 5 tàu chiến ở Địa Trung Hải để bảo vệ các giàn khoan của mình Tàu khu trục Smetlivy của Nga được tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ (trái) hộ tống ngoài khơi Istanbul hôm 11-7. Ảnh: Reuters Nga đã phái một lực lượng gồm ít nhất 11 tàu chiến từ các căn cứ hạm đội biển Đen, biển...