Iran cảnh báo khả năng ngừng đàm phán hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 28/12 cho biết nước này vẫn sẵn sàng nối lại đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, nhưng tình hình có thể khác đi nếu phương Tây không thay đổi hành vi.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu nhân chuyến thăm Oman, Ngoại trưởng Iran khẳng định: “Cánh cửa để đạt được thỏa thuận với Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ không mở ra mãi mãi… Nếu phương Tây tiếp tục các hành động đạo đức giả và chủ nghĩa can thiệp thì chúng tôi sẽ chuyển hướng sang một kế hoạch khác”.
Thỏa thuận hạt nhân, tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện ( JCPOA), được ký hồi tháng 7/2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga – cùng với Đức), theo đó Tehran hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, năm 2018, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt kinh tế, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận.
Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục JCPOA đã bắt đầu vào tháng 4/2021 tại Vienna (Áo), song chưa đạt được đột phá nào sau vòng đàm phán gần đây nhất vào đầu tháng 8 vừa qua.
Các cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân bị đình trệ do bất đồng về vấn đề thanh sát cơ sở hạt nhân và mất dần khả năng nối lại đàm phán sau khi Iran bị các nước phương Tây cáo buộc đàn áp các cuộc biểu tình trong nước.
Iran khẳng định tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán hạt nhân
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani khẳng định nước này sẽ vẫn theo đuổi các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani phát biểu tại cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, phát biểu với báo giới ngày 10/10, ông Kanaani cho biết Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian mới đây đã nhắc lại rằng cách tiếp cận của nước CH Hồi giáo là duy trì tiến trình đàm phán để đạt được một thỏa thuận lâu dài và bền vững, đảm bảo được các lợi ích cơ bản của đất nước. Theo ông, Mỹ và 3 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tham gia thỏa thuận hạt nhân là Pháp, Anh và Đức đã gắn các cuộc đàm phán hạt nhân với các cuộc bạo lực mới nhất ở Iran, khẳng định rằng Tehran sẽ không cho phép các quốc gia khác can thiệp vào vấn đề nội bộ của mình.
Quan chức ngoại giao Iran nêu rõ quan điểm và lập trường của nước này đã được thể hiện trong các cuộc đàm phán hạt nhân và Tehran sẽ tiếp tục theo đuổi con đường ngoại giao như trước đây. Nước CH Hồi giáo sẵn sàng đàm phán song phương với tất cả các bên để các cuộc đàm phán đạt được kết quả. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran cũng nhấn mạnh Tehran kiên quyết chống lại mọi nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, với mục đích gây sức ép để nước này phải nhượng bộ và thỏa hiệp. Ông nhấn mạnh Iran sẽ đáp trả vào thời điểm thích hợp.
Thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), Iran và các nước ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga) cùng Đức ký kết vào tháng 7/2015, theo đó Tehran hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, năm 2018, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt kinh tế, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận. Hiện các bên đang nỗ lực đàm phán nhằm khôi phục JCPOA.
Trung Quốc phá vỡ im lặng về các cuộc đàm phán hạt nhân Iran Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Wang Qun, người đang ở Vienna (Áo), cho biết "tất cả các nhà đàm phán đều đồng ý rằng chúng tôi đã đi đến giai đoạn kết thúc". Theo tờ Bưu điện Jerusalem ngày 12/2, trong một tuyên bố hiếm hoi của đại diện Trung Quốc tại cuộc đàm phán hạt nhân Iran ở Vienna,...