Iran: Các ứng cử viên đăng ký tham gia tranh cử Tổng thống
Ngày 11/5, tại Iran, các ứng cử viên bắt đầu đăng ký tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 18/6 tới.
Các ứng cử viên đăng ký tham gia tranh cử Tổng thống tại Tehran, Iran, ngày 11/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà chức trách Iran hi vọng tỷ lệ cử tri đi bầu ở mức cao, coi đây như là một cuộc trưng cầu dân ý về năng lực lãnh đạo nền Cộng hòa hồi giáo trong xử lý khủng khoảng kinh tế và chính trị.
Theo giới phân tích, tỷ lệ cử tri đi bầu có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý bất mãn của người dân trước việc giá cả leo thang cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang bị kiệt quệ bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Các lệnh trừng phạt được áp đặt trở lại sau khi chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2018 đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran mà nước này đã ký vào năm 2015 với các cương quốc trên thế giới.
Việc đăng ký tranh cử sẽ kéo dài trong 5 ngày, sau đó Hội đồng Tối cao sẽ thẩm tra và xem xét lý lịch chính trị cũng như phẩm chất Hồi giáo của các ứng viên.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani, sẽ không thể tham gia tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống lần này do ông đã nắm giữ vị trí này 8 năm với hai nhiệm kỳ Tổng thống liên tiếp.
Iran sẽ lắp đặt máy ly tâm thế hệ mới cho các cơ sở hạt nhân
Ngày 28/2, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) sẽ lắp đặt các máy ly tâm thế hệ mới là IR2M, IR6 tại 2 cơ sở hạt nhân Fordow và Natanz.
Loại máy li tâm IR-6 thế hệ mới vừa được Iran đưa vào sử dụng. Ảnh: Ifp News/TTXVN
Theo nguồn tin trên, người phát ngôn Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại thuộc Quốc hội Iran, ông Abolfazl Amoui cho biết việc lắp đặt những máy ly tâm này sẽ được hoàn tất và khí sẽ được bơm vào trong giới hạn thời gian được quy định theo đạo luật được Quốc hội Iran thông qua. Theo luật trên, AEOI cũng phải sản xuất 120 kg urani được làm giàu ở cấp độ 20% trong vòng một năm.
Tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua đạo luật "Kế hoạch hành động chiến lược của Iran nhằm chống lại các lệnh trừng phạt", trong đó yêu cầu chính phủ nước này cắt giảm hơn nữa những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên "Kế hoạch Hành động chung toàn diện" (JCPOA) nếu Mỹ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
JCPOA được Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc cùng Đức) ký kết năm 2015. Tuy nhiên, thỏa thuận lịch sử này đang bên bờ vực sụp đổ sau khi năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Washington khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Đáp lại, Tehran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở mức độ tinh khiết 90% - mức để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi nhậm chức, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách khôi phục JCPOA. Hiện Mỹ và Iran dường như đang tranh cãi việc bên nào phải hành động trước để cứu vãn thỏa thuận này. Iran cho rằng Mỹ nên dỡ bỏ trừng phạt trước, trong khi Mỹ muốn Iran ngừng các hành động đáp trả mà Washington cho là vi phạm thỏa thuận trước.
Dự kiến, ban lanh đao Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ tiên hanh môt phiên hop trong ngay 1/3 đê thao luân vê vân đê hat nhân Iran.
IAEA đạt 'giải pháp tạm thời' với Iran Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 21/2 cho biết đã đạt được một "giải pháp tạm thời" kéo dài 3 tháng với Iran để cho phép IAEA tiếp tục thực hiện công tác thanh sát hạt nhân ở nước Cộng hòa Hồi giáo, dù mức độ tiếp cận sẽ bị hạn chế kể từ...