Iran “bắt tay” Triều Tiên chọc tức các cường quốc
Bộ Dầu mỏ Iran vừa tiết lộ, nước này đang cân nhắc khả năng xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên như một cách để cải thiện nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Việc Iran “ bắt tay” với Triều Tiên chắc chắn sẽ khiến các cường quốc tức giận và lo ngại.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Rostam Qasemi
Hãng thông tấn IRAN dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Rostam Qasemi hôm qua (21/4) cho biết, CHDCND Triều Tiên đang đàm phán với Tehran về khả năng nhập khẩu dầu mỏ từ nước cộng hoà Hồi giáo.
Ông Qasemi đã đưa ra phát biểu trên trong một cuộc họp báo bên lề một triển lãm về dầu khí ở thủ đô Tehran .
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran bày tỏ hy vọng, hai nước sẽ sớm ký kết được hợp đồng hợp tác về dầu mỏ. Một hợp đồng như vậy sẽ đưa hai nước đang đối đầu quyết liệt với Mỹ và phương Tây tiến lại gần nhau hơn. Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, Iran và Triều Tiên đã ký một thỏa thuận hợp tác về khoa học, công nghệ. Hiện tại, một phái đoàn của Bộ Dầu mỏ Triều Tiên đang có mặt ở Iran trong một chuyến thăm chính thức.
Các quan chức Iran và Triều Tiên trong quá khứ từng tuyên bố, hai nước có “chung một con đường” trong việc đối đầu với các cường quốc phương Tây.
Tuy nhiên, Tehran phủ nhận một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc về việc họ có trao đổi các thiết bị và công nghệ tên lửa đạn đạo cho nhau.
Việc Triều Tiên tìm đến Iran trong bối cảnh nước này vừa khuấy lên một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn đầy nguy cơ trong khu vực chắc chắn sẽ khiến các cường quốc do Mỹ dẫn đầu “đứng ngồi không yên”. Phương Tây vốn đã đặc biệt lo ngại về chương trình tên lửa, hạt nhân gây tranh cãi ở cả Iran và Triều Tiên. Sự hợp tác giữa hai nước này không khỏi khiến các cường quốc nghi ngại.
Video đang HOT
Hồi cuối tuần vừa rồi, đại diện của 5 cường quốc hạt nhân lớn đã cùng nhau lên tiếng bày tỏ lo ngại về chương trình hạt nhân của hai nước Iran, Triều Tiên, coi đó là một mối đe dọa đối với nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân của cộng đồng thế giới.
“Trong bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hôm 12/2/2013 và Iran tiếp tục theo đuổi các hoạt động hạt nhân, P5 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) tái khẳng định nỗi quan ngại về những thách thức nghiêm trọng được đặt ra đối với nỗ lực ngăn chặn phổ biển vũ khí hủy diệt”, các cường quốc cho biết trong một tuyên bố.
Đại diện của các cường quốc đã đưa ra tuyên bố chung như trên sau khi kết thúc cuộc họp trù bị kéo dài 2 ngày ở Geneva để chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng nhằm xem xét lại Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân vào năm 2015.
Theo vietbao
Phe nổi dậy Syria vỡ mộng với các cường quốc
Phe nổi dậy Syria hôm(27/3) tiếp tục thể hiện sự thất vọng lớn đối với các cường quốc phương Tây. Trước đó, lực lượng đối lập Syria từng đặt rất nhiều kỳ vọng vào việc phương Tây sẽ giúp họ lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, thời gian hơn hai năm trôi đi, sự kỳ vọng đó đã chuyển thành nỗi thất vọng không thể che giấu.
Lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria - ông Khatib
Liên minh Đối lập Quốc gia Syria được Liên đoàn Ả-rập công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của Syria hôm qua đã chính thức mở Đại sứ quán đầu tiên tại Qatar . Đây là cú giáng ngoại giao mới nhất nhằm vào Tổng thống Assad.
Tuy nhiên, trong dịp cắt băng khánh thành Đại sứ quán của phe nổi dậy Syria ở Qatar, Lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria - ông Moaz Al-Khatib không quên thể hiện sự tức giận và thất vọng trước sự bất lực của các cường quốc phương Tây trong việc giúp họ chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt hơn hai năm qua.
"Cộng đồng quốc tế sẵn sàng và bằng lòng với việc cuộc cách mạng của chúng ta không giành được chiến thắng", ông Khatib đã phát biểu thẳng thắn như vậy trước giới phóng viên đang tụ tập đầy ở khu vực Đại sứ quán của phe nổi dậy ở Quatar.
Ông Khatib cũng nói với hãng tin Reuters trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua rằng, ông ngạc nhiên bởi sự từ chối phũ phàng của Mỹ cũng như NATO đối với lời đề nghị của phe nổi dậy Syria về việc triển khai tên lửa Patriot để bảo vệ họ. Trước đó, ông Khatib đã yêu cầu Mỹ và NATO mở rộng cái ô tên lửa hiện đại Patriot nhằm giúp che chở cho lực lượng nổi dậy ở những khu vực miền bắc đang thuộc quyền kiểm soát của họ trước những cuộc tấn công mạnh mẽ bằng máy bay và trực thăng chiến đấu của Không quân Syria. Cả Mỹ và NATO ngay lập tức đều tuyên bố không có ý định can thiệp quân sự vào Syria .
Phản ứng trước câu trả lời trên, ông Khatib nói: "Tôi sợ rằng, đó sẽ là thông điệp gửi đến chính quyền Syria với nội dung "Hãy làm gì anh muốn".
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo phe nổi dậy Syria lên tiếng chỉ trích, lên án các cường quốc phương Tây. Các cường quốc do Mỹ dẫn đầu luôn miệng tuyên bố ủng hộ phe nổi dậy Syria trong cuộc chiến chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Tuy nhiên, các nước này cũng liên tục phớt lờ, quay lưng với những lời đề nghị, cầu cứu của lực lượng nổi dậy Syria .
Phe nổi dậy chống Tổng thống Assad thực ra khó mà có thể trách cứ được các cường quốc phương Tây khi bản thân lực lượng này không thể giành được sự tin tưởng của các cường quốc. Dù đã thành lập được hơn hai năm nay nhưng phe nổi dậy vẫn là một tập thể thiếu đoàn kết, thiếu tổ chức, lỏng lẻo và chứa đựng đầy mâu thuẫn, chia rẽ. Đáng lo ngại hơn là sự trà trộn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan, các thành phần khủng bố trong lực lượng nổi dậy Syria . Người ta cho rằng, thành phần cực đoan đang ngày càng trở nên mạnh hơn và có ảnh hưởng hơn trong phe nổi dậy Syria . Điều đó đã ám ảnh các cường quốc phương Tây và ngăn cản họ cung cấp sự hậu thuẫn cho tính quyết định cho phe nổi dậy Syria .
Bản thân lãnh đạo chính trị phe nổi dậy - ông Khatib cũng đưa ra lý do từ chức là nội bộ lục đục và sự thiếu giúp đỡ của phương Tây.
Chính quyền Assad nổi giận
Trong khi phương Tây quay lưng với phe nổi dậy Syria thì Liên đoàn Ả-rập lại đang cung cấp sự giúp đỡ nhiệt tình cho lực lượng này.
Liên đoàn Ả-rập mới đây đã quyết định dành chiếc ghế đại diện Syria cho phe nổi dậy thay vì cho Tổng thống Assad như trước đây. Động thái này một lần nữa khẳng định, Liên đoàn Ả-rập đã coi phe nổi dậy là đại diện hợp pháp duy nhất của đất nước và người dân Syria . Trong một động thái cô lập hơn nữa ông Assad trên mặt trận ngoại giao, phe nổi dậy hôm qua đã mở Đại sứ quán đầu tiên của họ ở Qatar .
Chưa hết, các nước Ả-rập cũng tuyên bố sẽ tăng cường cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria trong cuộc chiến chống lại Tổng thống Assad.
Damascus đã rất tức giận trước một loạt động thái trên của Liên đoàn Ả-rập nói chung cũng như nước chủ nhà của hội nghị - Qatar nói riêng.
"Tiểu vương quốc Qatar - ngân hàng lớn nhất tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố trong khu vực, đã bắt đầu tiếp nhận chức Chủ tịch Liên đoàn Ả-rập bằng cách cướp nó với tiền bẩn và dầu bẩn", hãng thông tấn SANA - cơ quan ngôn luận của chính quyền Tổng thống Assad, cáo buộc đầy giận dữ.
Cũng theo SANA , Quốc vương Qatar - ông Hamad bin Khalifa al-Thani "đã vi phạm trắng trợn thỏa thuận của Liên đoàn Ả-rập bằng cách mời một chính thể méo mó - &'Liên minh Doha ' đến chiếm chỗ của Syria trong Liên đoàn". "Chính thể méo mó" mà hãng thông tấn SANA nói đến ở đây chính là phe nổi dậy Syria .
Qatar từ lâu đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho phe đối lập Syria và nước này được tin là đã cung cấp cả tài chính lẫn vũ khí cho phe nổi dậy chống Tổng thống Assad.
Nga - nước ủng hộ chính quyền của ông Assad, cũng lên án mạnh mẽ Liên đoàn Ả-rập vì đã "tiến thêm một bước chống Syria " bằng cách cho phe nổi dậy ngồi vào ghế đại diện của Syria .
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria không chỉ chứng kiến mâu thuẫn của các cường quốc thế giới mà cả sự bất đồng giữa các nước Ả-rập. Ở cấp độ cường quốc thế giới, trong khi phương Tây đứng về phe nổi dậy thì Nga cùng với Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chính quyền của Tổng thống Assad. Ở cấp độ khu vực, nếu như Algeria, Iraq, Iran và Li-băng phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào vào Syria nhằm chống lại Tổng thống Assad thì các nước như Ả-rập Xê-út, Qatar... lại là những nước đi đầu trong việc ủng hộ cho phe nổi dậy.
Mặc dù vậy, sự giúp đỡ của một số nước Ả-rập cho đến giờ vẫn chỉ được đánh giá là mang tính biểu tượng chứ không giúp được gì nhiều cho phe nổi dậy Syria .
Theo vietbao
Syria lần đầu tung vũ khí hủy diệt, các cường quốc chấn động Cuộc nội chiến ở Syria đang đối mặt với một viễn cảnh ớn lạnh khi lần đầu tiên vũ khí hủy diệt được tung ra. Cả quân chính phủ và phe nổi dậy ngày hôm qua (19/3) đều đang đổ lỗi cho nhau về việc phát động một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào thành phố phía bắc Aleppo ....