Iran bất ngờ công bố video tiết lộ căn cứ tên lửa bí mật
Truyền hình Iran lần đầu tiên phát sóng đoạn phim giới thiệu về một căn cứ tên lửa bí mật dưới lòng đất – kho chứa hàng trăm bệ phóng và tên lửa của nước này.
Giới chức trách Iran cho biết, đây chỉ là một trong vài căn cứ tên lửa bí mật dưới lòng đất của nước này. Căn cứ mật vừa được tiết lộ trên sóng truyền hình nằm ở độ sâu 500 mét trong lòng núi.
Đoạn phim cho thấy một đường hầm rất dài dường như cao khoảng 10 mét. Thiếu Tướng Amir Ali Hajizadeh, người đứng đầu cơ quan hàng không vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng của nước Cộng hòa Hồi giáo này xác nhận, Iran có nhiều căn cứ tương tự như vậy.
“Các căn cứ tên lửa tầm xa của nước Cộng hòa Hồi giáo được duy trì và nằm trong lòng những ngọn núi cao ở tất cả các tỉnh cũng như thành phố trên khắp cả nước. Đây là một trong những căn cứ tên lửa lớn của chúng tôi”, ông Amir Ali Hajizadeh tuyên bố.
Ảnh cắt từ video tiết lộ bên trong căn cứ tên lửa dưới lòng đất của Iran
Video đang HOT
Vị tướng này còn cho biết thêm rằng, nước này sẽ triển khai các tên lửa tầm xa sử dụng nhiên liệu lỏng và rắn mới đã được cải tiến để thay thế cho những loại tên lửa hiện tại trong năm 2016.
Ông Hajizadeh còn cảnh báo, Iran sẽ không khơi mào bất kỳ cuộc chiến nào nhưng “nếu đối phương phạm sai lầm, các căn cứ tên lửa sẽ phun trào như một ngọn núi lửa từ trong lòng đất”.
Đồng thời, vị tướng Iran nhấn mạnh, việc Iran không ngừng củng cố sức mạnh quân sự xuất phát từ các mối đe dọa đến từ phương Tây. Ông này khẳng định các tên lửa với những phạm vi hoạt động khác nhau đã được gắn trên bệ phóng tại các căn cứ và tất cả đều sẵn sàng chiến đấu.
Đoạn phim được công bố chỉ 3 ngày sau khi Iran phóng thử thành công một loại tên lửa tầm xa mới mà Mỹ cho rằng đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Iran sở hữu kho tên lửa đạn đạo lớn nhất Trung Đông. Quốc gia này hiện phát triển được cả tên lửa có phạm vi hoạt động tới 2.000km.
Trong một động thái liên quan, hôm thứ Ba (13.10), Quốc hội Iran vừa thông qua một thỏa thuận hạt nhân do nhóm P5 1 bao gồm các nước Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức làm trung gian hồi tháng 7. Thỏa thuận quy định rằng, Iran sẽ phần nào kiềm chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nước này.
Theo Danviet
Hợp tác Nga-Trung trong vấn đề Syria
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngỏ y với Ngoại trưởng Nga Lavrov về hợp tac Nga-Trung để thúc đẩy giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
Khi trình bày vơi các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ về dự thảo nghị quyết phối hợp hoat đông cua các lực lượng chông IS, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đa liệt kê cac nươc ma sự tham gia cua ho trong giải pháp chính trị cho vấn đề Syria se rât hữu ích. Đo la Nga, Mỹ, Ả-rập Xê-út, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan và Qatar. Ngoài ra, theo ông Lavrov, sư tham gia cua Liên minh châu Âu và Trung Quốc cung se rât tốt.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Vậy hợp tác Nga-Trung về vấn đề Syria sẽ như thế nào? Theo y kiên cua nha phân tích chính trị Vladimir Yevseyev, Nga co đủ nguồn lực va không cân đên sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc tại Syria. Ông Yevseyev: "Trươc hêt, Trung Quốc có thể giúp tim kiêm giải pháp chính trị. Và thứ hai, sự hỗ trợ tài chính-kinh tế cua Trung Quôc co y nghia hêt sưc quan trọng.
Hợp tác với Trung Quốc trong cac lĩnh vực nay sẽ rất hữu ích. Tôi nghĩ rằng đôi tac vơi Liên minh Châu Âu trong linh vưc nay cung la hưu ich va ông Lavrov cung đã noi vê điêu đo. Ở đây trươc hêt noi vê viêc giam số lượng người tị nạn. Va Trung Quốc có thể trở thành một nhà tài trợ. Nêu nhin từ góc độ này thi phai hiêu ro Băc Kinh có thể thưc hiên nhưng gì đê giup giải quyết cuộc khủng hoảng Syria".
Ngày 31/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đa kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nghiên cưu khả năng triệu tập một hội nghị quôc tê đê giải quyết vân đê Syria và đó là "Geneva-3". Đăc biêt, ông Vương Nghị kêu goi không đưa ra nhưng điều kiện tiên quyết và đam bao sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Theo y kiên cua nha phân tích chính trị Yevseyev, đa có thỏa thuận từ trước giưa Moscow và Bắc Kinh vê nôi dung nay. Ông Yevseyev noi: "Hai nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an co lâp trương chung. Và Nga không chỉ tuyên bô trên lơi noi ma con đang thưc hiên môt kịch bản quân sư. Sau khi Nga thưc hiên bươc đột phá trên mặt trận quân sự, cân phai tô chưc một cuộc đàm phán và Trung Quốc kêu gọi tô chưc hôi nghi &'Geneva-3' để tất cả các bên tham chiến ở Syria ngồi vào bàn đàm phán".
Theo nhà phân tích Yevseyev, đôi tác Nga-Trung trong qua trinh giải quyết cuộc khủng hoảng Syria là một thực tế địa chính trị mới. Ông Yevseyev cho biêt: "Tôi cho rằng một lần nữa Nga đa bi đánh giá thấp. Phương Tây đa cho rằng Nga không con quan tâm đến Syria va ho cuôi cung co thê buôc Assad phai ra đi. Tuy nhiên, Nga nhanh chóng tiến hành các cuộc không kích ở Syria, va phương Tây thậm chí không có thời gian để phản ứng kip thơi. Nga đã tạo ra một thực tê mới và nhân đươc sư hỗ trợ cua Trung Quốc. Đây là điều bât ngơ vơi phương Tây".
Về sáng kiến cua Tổng thống Nga thành lập một liên minh rộng rãi chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở Syria và toàn bộ khu vưc Trung Đông, Trung Quốc có lâp trương rõ ràng trong vân đê nay.
Khi binh luân đê xuât cua Tổng thống Nga Vladimir Putin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bô:
"Trung Quốc phản đối mọi hình thức khủng bố. Trong cuôc đâu tranh chông khủng bố nên tuân thủ các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác. Và chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực của Nga trong lĩnh vực này".
Theo NTD
Họp cấp cao với kết quả thấp Bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay có một cuộc họp cấp cao rất đặc biệt được gọi là G4 vì bao hàm 4 nước Brazil, Ấn Độ, Đức và Nhật Bản. Mục tiêu của cuộc họp G4 là cải tổ Liên Hiệp Quốc mà trước hết là cải tổ Hội đồng bảo an theo hướng mở rộng...