Iran bắt đầu hàn gắn với các nước Ả Rập
Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif đã khởi đầu chuyến đi tại Kuwait trong động thái hàn gắn quan hệ với các nước Ả Rập, vốn dè chừng khả năng hạt nhân của Iran trước khi cuộc đàm phán hạt nhân được thông qua, theo AP.
Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif khởi đầu chuyến đi 3 nước nhằm trấn an mối lo an ninh trong khu vực – Ảnh: Reuters
Chuyến đi của ông Zarif bao gồm các điểm dừng tại Kuwait, Qatar và Iraq. Ông muốn gặp gỡ quan chức các nước này để làm rõ những diễn biến về tình hình thỏa thuận hạt nhân cũng như đề xuất các cuộc hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố, AP cho biết ngày 26.7.
Tại Kuwait, ông Zarif được Ngoại trưởng Kuwait, Khaled Al Hamad Al Sabah, chào đón bằng thảm đỏ ở sân bay. Sau đó, ông Zarif tham dự buổi hội đàm với tiểu vương Kuwait, Al Ahmed Al Sabah.
“Bất kỳ mối đe dọa nào với riêng một quốc gia đều là một mối đe dọa cho tất cả… Không nước nào có thể giải quyết các vấn đề khu vực mà không có sự giúp đỡ của người khác”, Reuters dẫn lời ông Mohammad Javad Zarif nói tại một cuộc họp báo do Đại sứ quán Iran tại Kuwait tổ chức.
Trong tháng này Iran đã đạt được thỏa thuận hạt nhân với các nước, qua đó làm giảm áp lực về những nghi ngờ phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran. Reuters cho rằng chuyến đi thăm 3 nước của ông Zarif là động thái trấn an nỗi lo an ninh của khu vực này, đặc biệt là các nước Ả Rập.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Zarif cũng đề xuất thành lập một mặt trận chung của các nước Trung Đông trong việc đối phó với những vấn đề an ninh.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Triển vọng đàm phán hạt nhân Iran nhạt dần
Cuộc đàm phán hạt nhân giữa ngoại trưởng Iran và nhóm P5 1, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức, diễn ra ngày 30/3 đã kéo dài tới nửa đêm do các bên không tìm được tiếng nói chung trong những "vấn đề phức tạp" khi mà thời hạn chót sắp tới gần.
Cuộc đàm phán tại Lausanne (Ảnh: AFP)
Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài một khách sạn ở thị trấn Lausanne của Thụy Sĩ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thừa nhận: "Vẫn có những vấn đề khó khăn. Chúng tôi đang rất nỗ lực để tìm sự đồng thuận. Chúng tôi sẽ thảo luận tới đêm muộn hôm nay và dĩ nhiên là cả ngày mai".
Hiện các cường quốc đang chạy đua với thời gian để tìm cách đạt được thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, qua đó kiểm soát không để quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Liên quan tới cuộc đàm phán nêu trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã rời cuộc đàm phán sau nhiều cuộc gặp với các đối tác liên quan. Người phát ngôn của ông cho biết Ngoại trưởng Lavrov sẽ chỉ quay trở lại nếu có một cơ hội "thực tế" về việc các bên đạt được thỏa thuận.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết những điẻm chính trong khi tranh luận chính là những yêu cầu "rất tham vọng" của Iran một khi "giai đoạn đầu" của thỏa thuận có thời hạn 10 năm hết hiệu lực.
"Chúng ta phải có những biện pháp để bảo đảm rằng những gì diễn ra sau 10 năm nữa là minh bạch và rõ ràng. Chúng ta không để nguy cơ họ phát triển bùng nổ sau 10 năm nữa", Ngoại trưởng Đức khẳng định.
Hiện các cường quốc đang cố gắng đưa ra một thỏa thuận khung để đảm bảo rằng Iran sẽ không sở hữu được bom hạt nhân với chương trình hạt nhân mà nước này đang phát triển.
Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết hiện là thời điểm "có hoặc không" giữa ngoại trưởng các nước. Ông cũng cho biết thêm bất đồng giữa các bên hiện nay nằm ở ba vấn đề chính: Thời gian thỏa thuận có hiệu lực, thời điểm Liên hợp quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cơ chế để bảo đảm các bên phải tuân thủ thỏa thuận.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran, ông Abbas Araghchi cho biết: "Chúng tôi đã có cuộc gặp rất quan trọng và quá trình thảo luận đã đề cập tới nhiều chi tiết. Tất nhiên, chúng tôi có giải pháp cho mọi vấn đề còn vướng mắc hiện nay".
Theo kế hoạch trước đây, các bên phải ký được thỏa thuận khung trước thời hạn chót 31/3, qua đó mở đường cho việc kéo dài thêm 90 ngày để đàm phán theo hướng tiến tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran kéo dài hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế, "thời hạn chót" cho thỏa thuận cuối cùng giữa Iran và nhóm P5 1 đã được ấn định tới lần thứ ba, sau hai lần lỡ hẹn kể từ khi đạt được thỏa thuận sơ bộ ngày 24/11/2013.
Theo giới phân tích, các bên khó có thể gia hạn thêm thời điểm chốt thỏa thuận vì sức ép mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang phải đối mặt ở trong nước.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ thừa nhận còn những trở ngại lớn trong đàm phán với Iran Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 4/3 cho biết vẫn còn nhiều khác biệt đáng kể và những lựa chọn quan trọng trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2, phải). (Nguồn: TTXVN) Ông Kerry đưa ra tuyên bố trên sau khi hoàn tất...