Iran áp đặt trừng phạt thêm nhiều quan chức Mỹ
Ngày 9/4, Iran thông báo đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thêm 15 quan chức Mỹ trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm vãn hồi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn chưa thể hoàn tất.
Hầu hết các quan chức Mỹ bị đưa vào diện trừng phạt đều phục vụ trong chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump – vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức, chính trị gia và công ty của Iran và rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện ( JCPOA).
Trong số những quan chức bị trừng phạt có cựu Tham mưu trưởng Lục quân George Casey và cựu luật sư của Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani. Tướng Austin Scott Miller, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan, cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và một số cựu đại sứ cũng bị nêu tên trong danh sách trừng phạt mới.
Trong tuyên bố được truyền thông Iran viện dẫn, Bộ Ngoại giao Iran cáo buộc các quan chức Mỹ trên hỗ trợ các nỗ lực chống lại Iran, ủng hộ hành động của Israel chống lại người dân Palestine.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh 11 tháng đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ tại Vienna (Áo) về việc cứu vãn thỏa thuận JCPOA vẫn đang đình trệ khi cả hai bên cho rằng Tehran và Washington cần có các quyết định chính trị để giải quyết các vấn đề tồn đọng.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 1/2022, Iran đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 51 người Mỹ, nhiều người trong số họ thuộc quân đội Mỹ, sau vụ Tướng Qasem Soleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), bị máy bay không người lái của Mỹ sát hại tại Iraq hồi năm 2020.
JCPOA đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau khi Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, thông báo rút khỏi thỏa thuận từ tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran, khiến nước này từ bỏ một số cam kết trong thỏa thuận trên.
Kể từ tháng 4 năm ngoái, Iran và các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân đã tiến hành 8 vòng đàm phán tại Vienna để khôi phục thỏa thuận. Mỹ tham gia gián tiếp thông qua trung gian là Liên minh châu Âu (EU). Sau gần một năm đàm phán, các bên đã tiến gần tới một thỏa thuận khôi phục thỏa thuận hạt nhân nhưng hiện vẫn còn vướng mắc trong một số vấn đề chính.
Trung Quốc phá vỡ im lặng về các cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Wang Qun, người đang ở Vienna (Áo), cho biết "tất cả các nhà đàm phán đều đồng ý rằng chúng tôi đã đi đến giai đoạn kết thúc".
Theo tờ Bưu điện Jerusalem ngày 12/2, trong một tuyên bố hiếm hoi của đại diện Trung Quốc tại cuộc đàm phán hạt nhân Iran ở Vienna, Bắc Kinh khuyến khích Tehran đáp lại đề nghị của Mỹ.
Đại diện các bên tham gia thảo luận khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters
Ông Wang Qun nêu rõ tất cả các nhà đàm phán nhất trí tiến trình đang đi đến giai đoạn kết thúc, đặc biệt là sau khi Iran đưa ra đề xuất cuối cùng của họ.
Tuyên bố trên được đưa ra một tuần sau khi Mỹ đệ trình đề xuất trở lại đàm phán về thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc thế giới khác. Trước đó, phía Iran từ chối đàm phán trực tiếp với Mỹ.
Ông Wang Qun đã phá vỡ sự im lặng tương đối của đoàn đàm phán Trung Quốc, cho biết ông hy vọng Iran sẽ "chính thức đưa ra phản hồi bằng văn bản về gói đề xuất để tất cả các bên thảo luận".
Trong những ngày gần đây, giới truyền thông và quan chức Iran liên tục đổ lỗi cho Mỹ khiến các cuộc đàm phán kéo dài, bất chấp việc các nước khác đang chờ đợi đề xuất từ Tehran.
Một nguồn tin trong đoàn đàm phán Iran tuyên bố rằng nước này "đi tiên phong trong việc đưa ra các ý tưởng và đề xuất mới" và rằng "Mỹ cuối cùng cần phải đưa ra quyết định".
Hãng thông tấn Iran Nour News dẫn một nguồn tin ở Vienna cho biết "Trung Quốc và Nga cùng với Liên minh châu Âu đã phàn nàn về sự bối rối và không có khả năng đưa ra quyết định chính trị của Mỹ đối với kết quả của các cuộc đàm phán". Nour News gọi Chính quyền Tổng thống Joe Biden là "bất lực và không linh hoạt trong đàm phán".
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran Ali Shamkhani đã tweet vào tuần trước rằng "không có sự thống nhất nào trong [Chính phủ Mỹ] để đưa ra các quyết định chính trị theo hướng tiến bộ cho cuộc đàm phán ở Vienna".
Ngày 12/2, ông Shamkhani lưu ý "việc duy trì và củng cố các khả năng hạt nhân hòa bình và khả năng quốc phòng của Iran, cùng các chính sách xây dựng an ninh khu vực của Iran là không thể thương lượng".
Mỹ và Iran đã tham gia vào các cuộc đàm phán gián tiếp kể từ tháng 4/2021 để khôi phục Kế hoạch Hành động Toàn diện chung năm 2015 (JCPOA), trong đó hạn chế việc làm giàu và dự trữ urani của Iran cho đến năm 2030, để đổi lấy việc dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt.
Mỹ đã rút khỏi JCPOA năm 2018, viện dẫn bằng chứng cho thấy Iran đã che giấu chi tiết về chương trình hạt nhân và có các hành động gây căng thẳng ở Trung Đông như tạo ra cuộc chiến tranh ủy nhiệm và chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
Iran kể từ đó đã làm giàu urani lên 60%, cao hơn bất kỳ quốc gia nào không có vũ khí hạt nhân và công bố một loại máy ly tâm tiên tiến mới vài ngày sau khi các cuộc đàm phán được nối lại vào cuối năm ngoái.
Sau đó, Mỹ và E3 (Pháp, Đức và Anh) cảnh báo rằng chỉ còn vài tuần nữa để khôi phục JCPOA và than phiền về tốc độ đàm phán chậm chạp. Trong khi đó, Iran và Nga đã bắt đầu hợp tác với nhau vào tuần trước để hạn chế các lệnh trừng phạt.
Sắp công bố 'Tài liệu Chiến lược toàn diện về phát triển hạt nhân' của Iran Chính quyền của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ sớm công bố một văn kiện toàn diện liên quan đến kế hoạch phát triển hạt nhân của Tehran. Hình ảnh vệ tinh vị trí cơ sở hạt nhân ngầm Fordow ở ngoại ô thành phố Qom, miền Trung Iran. Ảnh: news.sky.com/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, phát biểu...