IQAir xếp Lahore của Pakistan là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
IQAir, công ty công nghệ Thụy Sĩ điều hành nền tảng giám sát chất lượng không khí AirVisual, ngày 17/11 đã xếp Lahore của Pakistan là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
IQAir xếp Lahore của Pakistan là thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới. Ảnh: dawn.com
Theo đó, Lahore có chất lượng không khí ở mức 348, cao hơn nhiều mức 300 được xếp là mức nguy hiểm.
Ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ tại Pakistan trong những năm gần đây, khi hỗn hợp khói dầu diesel chất lượng thấp, khói rơm rạ bị đốt và nhiệt độ mùa Đông lạnh giá kết hợp lại thành những đám khói mù tù đọng.
Video đang HOT
Lahore là thành phố lớn đông đúc với hơn 11 triệu dân tại tỉnh Punjab gần biên giới với Ấn Độ và bị luôn xếp vào nhóm những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, người dân đã lắp những thiết bị lọc không khí riêng và kiện chính quyền không có biện pháp hiệu quả làm sạch không khí.
Cuối tháng 9 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố kết quả khảo sát về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn thế giới.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm của bầu không khí, các nhà khảo sát dựa vào hàm lượng bụi có trong không khí, gọi tắt là PM10, có nghĩa là loại bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet. Đối tượng điều tra lần này là hơn 1.100 thành phố của nhiều nước trên toàn cầu.
Cũng theo WHO, nếu hàm lượng bụi này vượt quá 20 microgram/m3, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là gây nên các bệnh về đường hô hấp như ung thu phổi, nhiễm trùng đường hô hấp… Trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới này, chiếm số đông là các thành phố ở Ấn Độ, Pakistan, Iran.
Hàng trăm triệu trẻ em tại Nam Á bị thiệt thòi khi trường học đóng cửa
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 9/9 cho biết, hàng trăm triệu trẻ em ở khu vực Nam Á đang chịu thiệt thòi do các trường học ở khu vực này đã bị đóng cửa vì đại dịch COVID-19, trong khi lại thiếu các thiết bị để học trực tuyến.
Trẻ em tại một lớp học ngoài trời ở Lahore, Pakistan, ngày 7/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
UNICEF cho rằng các nước Nam Á nên dành ưu tiên cho việc mở cửa trở lại một cách an toàn các trường học. Theo George Laryea-Adjei, Giám đốc UNICEF phụ trách khu vực Nam Á, việc đóng cửa trường học ở khu vực này đã buộc hàng trăm triệu trẻ em và giáo viên của chúng phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, trong khi khả năng kết nối Internet và sở hữu các thiết bị học trực tuyến của các nước trong khu vực bị hạn chế.
Ông Adjei nêu rõ chính phủ các nước cần coi việc mở cửa trở lại các trường học một cách an toàn là ưu tiên hàng đầu.
Cũng theo UNICEF, việc các trường học nhiều lần đóng cửa kể từ năm ngoái do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến 434 triệu trẻ em ở Nam Á, trong đó một tỷ lệ đáng kể trẻ em học kém nhiều hơn so với mức trước đại dịch.
Cụ thể, tại Ấn Độ, 80% trẻ em từ 14-18 tuổi hiện học kém hơn so với khi học ở trường. Tại Sri Lanka, 69% phụ huynh học sinh tiểu học cho rằng con cái họ đã học kém hơn hoặc kém hơn rất nhiều so với trước đại dịch.
Liên quan đến việc học trực tuyến của trẻ em, ở Pakistan, 23% trẻ em không được tiếp cận với bất kỳ thiết bị nào để học từ xa, trong khi ở Ấn Độ, 42% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi không được học trực tuyến trong thời gian các trường học đóng cửa.
Số liệu thống kê cho thấy tại khu vực Nam Á với gần 2 tỷ dân hiện đã có hơn hơn 37 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 523.000 ca tử vong.
Pakistan: Xả súng nhằm vào xe chở giáo viên khiến 4 cô giáo bị thương Nhà chức trách Pakistan ngày 19/6 cho biết, một vụ xả súng nhằm vào một chiếc xe chở giáo viên nữ đã xảy ra tại huyện Mastung thuộc tỉnh Balochistan nằm ở miền Tây Nam Pakistan khiến 4 cô giáo bị thương. Cảnh sát gác trên một tuyến đường ở Lahore, Pakistan. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Theo các nhà chức trách, một nhóm...