IPU 132: Nóng vấn đề chiến tranh mạng, nguồn nước
Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 132, Diễn đàn Nghị sĩ Trẻ IPU khai mạc sáng qua tại Hà Nội, nhấn mạnh hai vấn đề an ninh nguồn nước và chiến tranh mạng.
Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh (ngoài cùng bên phải) tại Diễn đàn Nghị sĩ Trẻ IPU. Ảnh: Phương Hoa.
Các đại biểu tập trung thảo luận dự thảo Nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của nghị viện về vấn đề nước”. Trong khi đó, Ủy ban thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế thảo luận dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”.
Ông Yaumi Mpaweni, đại biểu Malawi, nói rằng, giới trẻ chính là tương lai của mỗi quốc gia. “Chúng ta mang những thách thức tới diễn đàn, cũng chính là để tìm kiếm cơ hội. Diễn đàn này chính là cơ hội kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia. Chúng ta cần những diễn đàn như vậy để trao quyền cho giới trẻ trong quốc hội các nước, cũng như tại các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế. Trao quyền cho giới trẻ cũng là trao quyền cho thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước”, ông Mpaweni nói.
Sáng 29/3, Hội nghị Hiệp hội các Tổng Thư ký Nghị viện (ASGP) khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Trưa 29/3, trong Phiên toàn thể thứ nhất Hội đồng điều hành IPU diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury thông báo, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng được Đại hội đồng nhất trí bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng IPU 132. Tiếp đó, Chủ tịch Đại hội đồng IPU 132 Nguyễn Sinh Hùng điều hành phiên họp.
Tại diễn đàn, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Thứ nhất T.Ư Đoàn, nói rằng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước đa dạng, nhưng trên thực tế, nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Do đó, Quốc hội cần có vai trò thúc đẩy hành động trong việc bảo vệ nguồn nước. Ông Nguyễn Đắc Vinh đề xuất các giải pháp để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, nhấn mạnh nghị viện các nước cần điều chỉnh luật pháp, chính sách về quản lý nguồn nước; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong chia sẻ và tăng trữ lượng nguồn nước xuyên quốc gia, đồng thời thúc đẩy cơ chế đối thoại giữa các nghị viện để tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc quản lý nguồn nước, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Các nghị sĩ trẻ còn thảo luận báo cáo chung về giới trẻ liên quan hoạt động của các ủy ban của IPU để chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo và bầu các thành viên trong Ban lãnh đạo Diễn đàn từ Nhóm Á – Âu.
Tôn trọng quyền tự docá nhân
Video đang HOT
Sáng qua, Ủy ban thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế thảo luận dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”. Những năm qua, việc sử dụng Internet và các hệ thống máy tính kết nối ngày càng lớn, dẫn đến sự gia tăng mạnh về số lượng các cuộc tấn công trên không gian mạng. Ngày nay, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao. Để đối phó chiến tranh mạng một cách có hiệu quả, đoàn Việt Nam khuyến nghị IPU ra Tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia cam kết không tiến công lẫn nhau trên không gian mạng dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo ông José Carlos Mahía (đoàn Uruguay), báo cáo viên của Ủy ban thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế, chiến tranh mạng là một vấn đề cấp bách nhưng những gì chúng ta biết về cuộc chiến này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. “Vì thế, việc nghị viện các nước thảo luận về chiến tranh mạng là điều rất quan trọng. Trong các cuộc thảo luận, chúng ta cũng nên nhớ rằng, mọi vấn đề an ninh vẫn phải đảm bảo tôn trọng quyền con người và quyền tự do cá nhân”, ông nói.
Nhiều đại biểu cho rằng, thông qua quyền lập pháp và giám sát của mình, các nghị viện có thể hoặc nên đảm bảo rằng, các chính phủ tôn trọng những cam kết và nghĩa vụ hiện tại của họ hoặc tạo áp lực để khuyến khích họ có những hành động cụ thể liên quan vấn đề này.
Chiều 29/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Trợ lý Tổng thư ký LHQ Amina Mohamed. Ngày 29/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Quốc hội Sudan Al Fatih Izzeldin Al Mansour, Chủ tịch Quốc hội Algeria Mohamed Larbi Ould Khelifa, Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan Zhakupov Kabinolla Kabenovich. Cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Surachai Liengboonlertchai. Chiều 29/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc tiếp ông Martynov Sergey Alexandrovich, Chánh Văn phòng Hội đồng Liên bang Nga. Cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính – Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển tiếp Thượng nghị sỹ Amourruso Francessco Maria, Tổng Thư ký Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Ý…
TTXVN
Theo Văn Kiên
Tiền Phong
IPU-132: Hướng tới Tuyên bố Hà Nội về phát triển bền vững
Ngày 29/3, Phiên toàn thể thứ nhất của Đại hội đồng IPU đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng điều hành phiên họp.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về vai trò, nhiệm vụ và những biện pháp của các Quốc hội và Nghị viện để thực sự "biến những lời nói thành hành động", thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững và đưa ra thông điệp thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng các nghị viện trên thế giới trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trong 15 năm tới.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng IP-132. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng
Hòa bình, an ninh: Điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững
Phát biểu tại hội nghị, bà Tòng Thị Phóng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã điểm lại một số thành tựu trong việc thực hiện 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nhiều mục tiêu của MDGs vẫn chưa hoàn thành, chưa giải quyết được tận gốc tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng. Điều này đòi hỏi sự tiếp tục nỗ lực, sự hợp tác của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và từng cá nhân trên phạm vi toàn cầu để phát triển thực sự bền vững.
Bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: "Những nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là nhờ những cam kết mạnh mẽ và sự quyết tâm của Việt Nam, sự hợp tác chặt chẽ, linh hoạt của các đối tác phát triển quốc tế, trong đó có sự cố gắng, nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách, mục tiêu quốc gia, khung pháp lý cơ bản cũng như tăng cường vai trò giám sát tối cao trong thực hiện MDGs".
Việt Nam hoan nghênh IPU hỗ trợ các Quốc hội thành viên đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc đóng góp, xây dựng và thực thi các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015; kiến nghị IPU cùng với các Quốc hội thành viên và các quốc gia xem xét sự phát triển bền vững phải dựa trên 3 trụ cột: Tăng trưởng kinh tế, môi trường được bảo vệ và công bằng, tiến bộ xã hội.
Do vậy, Việt Nam tán thành với nội dung cơ bản của 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Liên Hợp Quốc đang soạn thảo, nhất là các nội dung về xóa đói, giảm nghèo, phát triển tiểu vùng và thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, quản lý sử dụng tài nguyên, bảo đảm quyền con người, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giải quyết tình trạng bất công, bất bình đẳng xã hội, bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực...
Vai trò của Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội cần được nâng cao thông qua việc ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy thực hiện SDGs; quyết định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách quốc gia để thực hiện SDGs; giám sát việc tổ chức thực hiện cũng như tuyên truyền phổ biến cho cử tri về SDGs và chương trình quốc gia thực hiện SDGs, những người không chỉ thụ hưởng mà còn là lực lượng quan trọng thực hiện công việc này.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng và thúc đẩy thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu được xây dựng dựa trên việc xây dựng lòng tin và quyết tâm của các Quốc hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Tiếp tục các nỗ lực tăng cường hợp tác hiệu quả và mạnh mẽ giữa IPU và Liên Hợp Quốc, phát huy vai trò của các cơ chế hợp tác liên kết kinh tế khu vực, các thể chế tài chính thương mại quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới... trong quá trình thảo luận, xây dựng và thực hiện SDGs.
Hòa bình và an ninh được coi là điều kiện tiên quyết, nền tảng vững chắc để đảm bảo việc xây dựng và thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 và các Mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, nỗ lực phấn đấu tăng cường hòa bình, an ninh quốc tế, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột tiềm tàng và tìm giải pháp chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay là nhiệm vụ lâu dài, cấp bách và trách nhiệm của tất cả các quốc gia. Một trong các biện pháp hữu hiệu góp phần thể hiện trách nhiệm của các nước là tôn trọng luật pháp quốc tế- nền tảng bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững.
Nhiều kinh nghiệm trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỳ của Việt Nam đã được chia sẻ tại phiên họp. Ảnh; VGP/Tuấn Dũng
Hướng tới Tuyên bố Hà Nội về phát triển bền vững
Cố vấn đặc biệt, đại diện Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bà Amina Mohammed nhấn mạnh, cần đưa 17 Mục tiêu phát triển bền vững chuyển thành hành động cụ thể. Những mục tiêu, chỉ tiêu cần phải được thực hiện bởi sự hợp tác chặt chẽ của thế giới.
Bà Amina cho rằng, Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong huy động nguồn lực để đạt kết quả cao nhất trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Vai trò kiểm soát của Quốc hội đối với Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; việc huy động sự tham gia của người dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ....
Chủ tịch IPU Saber Chowdhury bày tỏ mong muốn, với chủ đề phát triển bền vững, qua phiên thảo luận chung, các đại biểu tập trung thảo luận để đóng góp thiết thực vào văn bản quan trọng là đưa ra "Tuyên bố của IPU tại Hà Nội".
Tại phiên họp, các thành viên cũng thảo luận và quyết định chương trình hoạt động, quyết định nội dung các kỳ họp Hội nghị IPU, trong đó trọng tâm là: biến đổi khí hậu, khủng bố; phòng tránh rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.
Phiên họp kéo dài đến hết ngày 29/3.
Theo Tuấn Dũng
Chinhphu.vn
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam điều hành các phiên họp IPU-132 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chính thức đảm nhận cương vị điều hành phiên họp của Đại hồng đồng IPU-132. Ngày 29/3, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU 132) bước sang ngày làm việc thứ hai với nội dung trọng tâm là thảo luận 2 Dự thảo Nghị quyết về an ninh mạng và quản trị nguồn...