IPO Tổng công ty Dược, lượng đăng ký mua vượt 43% lượng bán
Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Công ty mẹ – Tổng công ty Dược Việt Nam ( Vinapharm).
Theo đó, có 175 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 61 triệu cổ phần, vượt 43,2% so với tổng số cổ phần đưa ra đấu giá (42,56 triệu cổ phần). Giá mua cao nhất 16.500 đồng/Cp và thấp nhất 10.000 đồng/CP, tương ứng mức giá đấu thành công bình quân 10.433 đồng/CP.
Như vậy, với lượng cổ phần đưa ra đấu giá trên, tổng giá trị bán được tương ứng gần 444 tỷ đồng. Thời gian nộp tiền mua cổ phần từ ngày 23/6 đến ngày 2/7 và thời gian hoàn trả tiền đặt cọc từ 24/6 đến 29/6.
Được biết, Vinapharm là một trong 3 đơn vị được Bộ Y tế cho phép tiến hành nghiên cứu tương đương sinh học với năng lực nghiên cứu khoảng 20 đề tài nghiên cứu/năm. Ngoài ra, Tổng Công ty là đơn vị đầu mối của Bộ Y tế thực hiện việc cung ứng thuốc trong các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh…).
Video đang HOT
Hiện tại, tổng số diện tích đất đai Vinapharm đang sử dụng lên tới 9.869,2 m2. Tại địa chỉ 95 Láng Hạ, Hà Nội, Tổng Công ty là một trong nhiều chủ sở hữu tài sản trên đất, đang xây dựng kế hoạch hợp tác Liên danh CTCP Đầu tư tài chính Đất Việt và CTCP Đầu tư Xây dựng Thương mại Sông Hồng xây dựng dự án Trung tâm dược phẩm, văn phòng – căn hộ.
Giai đoạn 2016 – 2020, Vinapharm ước đạt doanh thu từ 258 tỷ đến 1.559 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 41,2 tỷ – 115,7 tỷ đồng; tỷ lệ trả cổ tức 2-4%.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Kỹ thuật viên đánh cắp dữ liệu Mossack Fonseca bị bắt
Một kỹ thuật viên vi tính chi nhánh Thụy Sĩ của Tập đoàn Mossack Fonseca đã bị bắt giữ do nghi ngờ lấy cắp một lượng lớn dữ liệu từ công ty.
Theo Reuters, văn phòng công tố tại Geneva đã xác nhận thực hiện vụ điều tra sau khi có cáo buộc từ phía Công ty luật Mossack Fonseca.
Mossack Fonseca là tâm điểm của vụ rò rỉ thông tin về các công ty trốn thuế hồi tháng 4 rồi. Công ty có trụ sở tại Panama này bị cáo buộc có dính líu đến việc thành lập các công ty nước ngoài, song luôn khẳng định không phạm pháp và cho rằng mình là nạn nhân của một vụ đột nhập dữ liệu.
Trong một tuyên bố vào hôm 15-6, Mossack Fonseca cho biết đã khiếu nại lên nhiều nơi đối với các cá nhân được cho là có liên quan đến vụ đột nhập dữ liệu.
"Chúng tôi tin rằng chính quyền các nước sẽ thực hiện đúng quy trình một cách minh bạch và hữu hiệu trong mọi trường hợp" - hãng cho biết.
Mossack Fonseca là tâm điểm của vụ rò rỉ dữ liệu về các công ty trốn thuế hồi tháng 4 rồi. Ảnh minh họa. (Nguồn: Aljazeera)
Theo tờ báo địa phương Le Temps, Mossack Fonseca đã tố cáo người này về tội ăn cắp dữ liệu, truy cập trái phép và lợi dụng trách nhiệm. Tuy nhiên, nghi phạm bị bắt giữ tại Geneva không thừa nhận sai trái, đồng thời cũng chưa có chứng cứ cho thấy người này có liên quan đến vụ rò rỉ Hồ sơ Panama.
Theo BBC, Bastian Obermayer, một trong những nhà báo Đức đầu tiên điều tra về vụ hồ sơ Panama, cho biết ông không tin người bị bắt giữ là "John Doe" -nhân vật đã rò rỉ dữ liệu ra ngoài. Trong tháng 5, "John Doe" đã tuyên bố người này không làm việc cho tổ chức gián điệp hay chính phủ nào cả và cho biết "bất bình đẳng thu nhập" là nguyên nhân người này tiết lộ dữ liệu của công ty. Một nhà báo khác là Bastian Obermayer cũng trả lời tờ Guardian: "Theo thông tin của chúng tôi, đây không phải John Doe".
Văn phòng công tố Geneva đã bắt đầu thụ lý đơn kiện của công ty vào đầu tháng 4, ngay sau khi vụ rò rỉ Hồ sơ Panama. Đội điều tra đã lục soát văn phòng của công ty và thu giữ các thiết bị máy tính, đồng thời đang tiến hành điều tra xem người này có đánh cắp dữ liệu hay không và mức độ nghiêm trọng nếu có. Đến nay, văn phòng công tố từ chối đưa ra các thông tin liên quan đến tiến trình điều tra.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Việt Nam muốn mua 4-6 "sát thủ săn ngầm" P-3 Mỹ? Theo đại diện của công ty Lockheed Martin Mỹ, Việt Nam đang xem xét một cách nghiêm túc việc mua máy bay săn ngầm P-3 Orion. Theo đại diện của công ty Lockheed Martin Mỹ, Việt Nam đang xem xét một cách nghiêm túc việc mua máy bay săn ngầm P-3 Orion. Việt Nam và Hàn Quốc đang xem xét một cách nghiêm...