iPhone và nhiều thiết bị Apple có thể gây vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe
iPhone 12, iPad, Apple Watch và nhiều thiết bị của Apple có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe đối với những ai đã được cấy ghép các thiết bị y tế, như máy khử rung tim hoặc máy tạo nhịp tim tự động.
Sạc không dây MagSafe trên iPhone 12 có thể làm ảnh hưởng đến các thiết bị y tế đã được cấy ghép trong người bệnh, đặc biệt là các thiết bị hỗ trợ tim.
Cuối tháng 1 vừa qua, trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học Heart Rhythm , các bác sĩ thuộc Hệ thống chăm sóc sức khỏe Henry Ford khẳng định khi đặt một chiếc iPhone 12 gần một máy khử rung tim đã được cấy ghép vào trong bệnh nhân có thể khiến thiết bị này ngừng hoạt động do từ tính của nam châm trên iPhone 12.
Đầu tháng này, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ trong một cuộc nghiên cứu khác cho biết 11 trong tổng số 14 thiết bị hỗ trợ tim đã bị nhiễu sóng và hoạt động không ổn định khi đặt gần một chiếc iPhone 12 Pro Max (trong khoảng cách 1,5cm), thậm chí ngay cả khi thiết bị y tế vẫn còn được đặt trong bao bì niêm phong của nhà sản xuất.
Các bác sĩ cho biết việc trang bị nam châm để phục vụ tính năng sạc không dây MagSafe trên iPhone 12 có thể khiến chiếc smartphone này gây ra sự cố với các thiết bị y tế được cấy ghép trên người, đặc biệt là các loại máy khử rung tim hoặc máy tạo nhịp tim tự động. Điều này có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho những người đã được cấy ghép các loại thiết bị này.
Video đang HOT
Mới đây, trên trang web hỗ trợ người dùng, Apple đã cập nhật danh sách những thiết bị của hãng nên được giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị y tế, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim tự động, máy khử rung tim… Apple cho biết nguyên do của khuyến cáo này là vì các thiết bị có thể gây nhiễu từ trường, làm ảnh hưởng đến các thiết bị y tế đã được cấy ghép vào người bệnh.
Để tránh bất kỳ khả năng gây nhiễu hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị y tế, Apple cho biết hãy giữ các sản phẩm trong danh sách liệt kê dưới đây ở khoảng cách tối thiểu 15cm hoặc 30 cm (nếu đang sạc không dây). Ngoài ra, Apple cũng khuyến cáo người dùng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có được hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.
Danh sách chi tiết các thiết bị của Apple cần phải giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị y tế đã được cấy ghép:
- Các mẫu tai nghe AirPods và hộp sạc, bao gồm cả Airpods, AirPods Pro và AirPods Max.
- Đồng hồ Apple Watch và các phụ kiện.
- 2 phiên bản loa thông minh HomePod và HomePod Mini.
- Các phiên bản iPad và phụ kiện, bao gồm cả iPad, iPad mini, iPad Pro.
- iPhone 12 và phụ kiện sạc không dây MagSafe.
- Máy tính Mac và các phụ kiện, bao gồm Mac mini, Mac Pro, MacBook Air, MacBook Pro, iMac, màn hình Apple Pro Display XDR.
- Các loại tai nghe Beats, bao gồm Beats Flex, Beats X, PowerBeats Pro, UrBeats 3.
Ngoài các thiết bị của Apple, trang công nghệ The Verge khuyến cáo rằng các loại smartphone, dù được trang bị công nghệ sạc MagSafe hay không, đều có nguy cơ gây ra rối loạn cho các thiết bị y tế đã được cấy ghép trong người bệnh, do vậy, nên giữ khoảng cách giữa smartphone với các thiết bị này.
Đây là một lời khuyên hữu ích đối với những người bệnh đang có thiết bị y tế cấy ghép trong người, việc đề phòng các rủi ro có thể xảy ra là hết sức cần thiết và cách tốt nhất để đề phòng đó là tránh xa các mối nguy cơ có thể gây ra rủi ro.
AirTag bị cảnh báo nguy hiểm với trẻ nhỏ
Việc tháo dễ dàng và kích thước pin nút tròn quá nhỏ được cho là tiềm ẩn nguy hiểm với trẻ em.
AirTag hoạt động khi liên kết với iPhone.
Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) đưa ra cảnh báo pin của AirTag có thể làm trẻ bị thương nặng nếu chúng vô tình bị rơi vào cổ họng, mũi hoặc tai trong quá trình chơi đùa. Cơ chế mở nắp chứa pin bên trong quá dễ dàng cũng được coi là nguy cơ cao của AirTag đến trẻ em.
Tháng trước, nhà bán lẻ Officeworks tại Australia đã loại AirTag khỏi các kệ hàng do lo ngại về vấn đề an toàn. Apple sau đó phải thêm nhãn cảnh báo mới trên hộp đựng của AirTag. Tuy nhiên, hãng vẫn cho rằng sản phẩm "được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ em quốc tế" nhưng ACCC tuyên bố đang thảo luận về các vấn đề an toàn với "Quả táo".
Australia gần đây đưa ra các quy tắc an toàn mới, nghiêm ngặt hơn cho các thiết bị sử dụng pin nút. Apple không phải công ty duy nhất lọt vào tầm ngắm của ACCC. Tuyên bố của cơ quan này cũng cho rằng họ đang "đánh giá xem liệu có vấn đề với độ an toàn của pin nút trong các thiết bị theo dõi Bluetooth tương tự hay không".
AirTag là thiết bị giúp người dùng định vị, theo dõi các sản phẩm cá nhân. Tất cả thông tin liên quan đều nằm trên thiết bị và được mã hóa trước khi chuyển đến iPhone. Trước AirTags, một phụ kiện giúp tìm đồ đang phổ biến trên thị trường là Tile Pro, thiết bị được bán với giá 39,99 USD. Năm ngoái Samsung cũng ra mắt SmartTag với giá 29,9 USD.
Khác biệt lớn nhất của AirTags với Tile Pro là thiết kế dạng đồng xu và vỏ bọc màu sắc. Thiết bị sẽ kết nối với iPhone thông qua Bluetooth LE, hỗ trợ loa ngoài, gia tốc kế và pin có thể thay. Viên pin này có thể sử dụng trong vòng một năm. Chip U1 giúp đưa ra vị trí chính xác tạo phản hồi xúc giác và âm thanh để dễ dàng tìm kiếm đồ vật. Người dùng cũng có thể theo dõi toàn bộ thông tin trên ứng dụng "Find My" trên iPhone.
AirTag loạn giá AirTag đang có giá dao động từ 650 đến 790 nghìn đồng tại Việt Nam. Người dùng hiện có ít nhất 4 tùy chọn mua thiết bị theo dõi của Apple với các mức giá khác nhau, dao động từ hơn 650 nghìn đồng đến 790 nghìn đồng. Phổ biến nhất là bản AirTag hộp một chiếc chính hãng, giá 790 nghìn đồng....