iPhone giá nghìn USD nhưng phần lớn linh kiện đến từ TQ, Đài Loan
Lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng nhà cung cấp linh kiện iPhone đến từ Trung Quốc và Hong Kong nhiều hơn Mỹ, Nhật Bản.
Theo danh sách 200 nhà cung cấp linh kiện cho Apple vừa được tạp chí Nikkei Asian Review công bố, Đài Loan dẫn đầu với 46 công ty, vị trí thứ hai là Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) khi có 41/200 nhà cung cấp linh kiện nhiều nhất cho iPhone, iPad và các sản phẩm khác của “Quả táo”.
Số lượng các công ty đặt trụ sở tại Mỹ có quan hệ đối tác với Apple giảm 32% so với năm 2012, chỉ còn 37. Trong cùng thời gian đó, số lượng nhà cung ứng linh kiện từ Trung Quốc tăng gấp 3 lần. Một quốc gia châu Á khác là Nhật Bản cũng có nhiều nhà cung cấp linh kiện iPhone hơn Mỹ với 38 công ty.
CEO Apple Tim Cook bên cạnh một công nhân lắp ráp iPhone tại nhà máy của Foxconn.
Việc phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng linh kiện Trung Quốc khiến cho Apple có thể chịu tác động xấu bởi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức tạp.
Apple đang xem xét mở rộng danh sách các nhà cung ứng linh kiện từ những quốc gia khác. Tại Ấn Độ, công ty này có 3 đối tác lắp ráp iPhone và 5 nhà sản xuất linh kiện. Họ cũng có một số nhà cung cấp đặt trụ sở ở Việt Nam. Đây là phương án dự phòng đảm bảo quá trình hoạt động ổn định của Apple trong trường hợp căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đi quá xa. Tuy nhiên, số lượng nhà cung cấp linh kiện đến từ Việt Nam không tăng trong cả năm 2018.
Cha đẻ iPhone, iPad đang chịu áp lực đáng kể từ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc “nội địa hóa” sản phẩm. Người đứng đầu Nhà Trắng yêu cầu Apple phải chuyển các dây chuyền sản xuất về Mỹ. Trong năm 2018, số lượng cơ sản xuất linh kiện tại đây đã tăng lên 65, nhiều hơn năm 2017 14% nhưng vẫn thấp hơn 21% so với thời điểm 2012.
Video đang HOT
Để làm hài lòng Tổng thống, Apple công bố đã tạo ra thêm 450.000 chỗ làm tại các tiểu bang, chi hơn 60 tỷ USD cho các nhà cung cấp linh kiện.
Đài Loan tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều nhà cung cấp linh kiện cho Apple.
Ông Chiu Shih-fang, chuyên gia tại Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan cho rằng quá trình di chuyển chuỗi cung ứng linh kiện điện thoại là một “công việc tốn rất nhiều thời gian” vì liên quan đến các vấn đề khác. Vì vậy phương án tốn nhất đối với Apple là cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sớm kết thúc chứ không phải nhanh chóng tìm cách chuyển các cơ sở sản xuất linh kiện ra khỏi Đài Loan, Trung Quốc.
Theo Zing
Sợ bị cấy chip gián điệp, các ông lớn công nghệ Mỹ tháo chạy khỏi Đại lục
Các nhà cung cấp linh kiện theo hợp đồng của Đài Loan bắt đầu di rời dây chuyền sản xuất ra khỏi Đại lục theo yêu cầu của một số đối tác Mỹ.
Ảnh minh họa: Fastcompany
Các công ty công nghệ Mỹ đang tỏ ra quan ngại về khả năng bị Trung Quốc cấy chip gián điệp và truy cập vào dữ liệu nhạy cảm. Theo nguồn tin của Nikkei Asia, các nhà cung cấp linh kiện theo hợp đồng Đài Loan bắt đầu di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Đại Lục, theo yêu cầu của một số đối tác Mỹ.
Cụ thể, Lite-On Technology - đối tác của 3 công ty Dell EMC, HP và IBM đang xây dựng nhà máy mới, chuyên sản xuất linh kiện nguồn và dây nguồn cho máy chủ tại Đài Loan. Ngoài ra, Quanta Computer - công ty lắp ráp máy chủ và thiết bị lưu trữ cho trung tâm dữ liệu của Google và Facebook, cũng đưa ra động thái tương tự.
Giám đốc điều hành Quanta Computer tiết lộ trên Nikkei Asia rằng "an ninh mạng, thuế quan và rủi ro địa chính trị là 3 yếu tố quyết định", thúc đẩy Quanta di rời dây chuyền sản xuất về Đài Loan và một số nơi khác.
Bất chấp chi phí sản xuất ngoài Trung Quốc cao hơn, các công ty công nghệ Mỹ vẫn quyết định tháo chạy khỏi Trung Quốc. Giám đốc điều hành Lite-On Technology lý giải: "Khác với nhiều nhà cung cấp Đài Loan khác đang đa dạng hóa môi trường sản xuất ngoài Trung Quốc để tránh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, ưu tiên hàng đầu [của Lite-On] là giải quyết các mối lo ngại về an ninh của đối tác Mỹ".
Đối với chuyên gia an ninh mạng, mối lo ngại gián điệp trên hệ thống máy chủ là hoàn toàn có cơ sở. Phó giám đốc Viện Công nghệ An ninh mạng Đài Bắc Tien-Chin-wei nhận định: "Hoàn toàn hợp lý khi các công ty Mỹ có mối lo ngại như vậy. Về mặt kỹ thuật, [cấy chip gián điệp] có thể thực hiện và không khó nếu tin tặc muốn sử dụng hệ thống nguồn hoặc dây nguồn để lấy dữ liệu được lưu trong máy chủ".
Trên lý thuyết, máy chủ sử dụng trong các trung tâm dữ liệu có cấu trúc hệ thống nguồn điện phức tạp hơn thiết bị điện tử tiêu dùng thông thường như laptop hay smartphone. Điều này gây khó khăn trong việc phát hiện máy chủ có bị cấy chip vào nguồn cấp điện trong quá trình sản xuất hay không.
Chuyên gia bảo mật Philippe Lin của Trend Micro nói: "Nếu máy chủ bị xâm nhập và chip được cấy vào hệ thống nguồn được kích hoạt, các đường dây điện có thể đóng vai trò là kênh truyền dữ liệu".
Ngoài các mục tiêu phổ biến như trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng viễn thông, hình thức tấn công mạng này cũng có thể áp dụng với thiết bị điện tử cá nhân. Đồng thời, chuyên gia Trend Micro cảnh báo dữ liệu cá nhân có thể bị đánh cắp nếu người dùng sạc smartphone tại các điểm công cộng.
Lite-On Technologgy là công ty chuyên cung cấp bộ phận nguồn và cấp điện cho nhiều loại thiết bị điện tử, từ smartphone hay laptop đến máy chủ sử dụng trong các trung tâm dữ liệu. Sau đó, các hệ thống và linh kiện nguồn này sẽ được chuyển tới cho các nhà sản xuất khác như Quanta, Wistron hoặc Iventec để lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện.
Năm ngoái, Bloomberg Business đã cáo buộc Bắc Kinh bí mật cấy chip gián điệp trên máy chủ của Apple và Amazon.
Giám đốc điều hành Lite-On Technology cho biết đối tác của Mỹ đã phát hoảng khi Bloomberg đăng tải báo cáo về việc Bắc Kinh cấy chip gián điệp siêu nhỏ vào máy chủ của các công ty công nghệ Mỹ, bao gồm Apple và Amazon.
Mặc dù, các nhà chức trách Mỹ vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng xác thực, nhưng Giám đốc điều hành Lite-On cho biết: "Bất kể tính chính xác của báo cáo này như thế nào, các đối tác Mỹ vẫn muốn nâng cao tiêu chuẩn bảo mật và không muốn làm phật lòng chính quyền Trump".
Hiện tại, Lite-On Technology đang đầu tư 10 tỷ TWD (tương đương 324 USD) để xây dựng trung tâm nghiên cứu và nhà máy mới ở thành phố Cao Hùng, phía Nam Đài Loan. Công ty tiết lộ rằng các cơ sở này sẽ tập trung giải quyết nhu cầu về linh kiện máy chủ cho các đối tác Mỹ. Dự kiến cả hai sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6-2019.
Năm ngoái, các nhà cung cấp linh kiện máy chủ lớn như Quanta, Inventec và Wistron đã bắt đầu đưa dây chuyển sản xuất sang Đài Loan và một số quốc gia khác, chủ yếu để tránh hàng rào thuế quan của Washington. Nhưng giờ đây, mối lo ngại bảo mật đã bắt đầu cho một làn sóng tháo chạy khỏi Đại Lục.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia an ninh mạng, việc di dời dây chuyền sản xuất sang quốc gia khác sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro an ninh, vì luôn có cách thao túng quy trình sản xuất.
"Mọi liên kết giữ các linh kiện, hoặc giữa bo mạch chủ và nguồn điện có thể là lỗ hổng để cấy chip gián điệp", Phó giám đốc Viện Công nghệ An ninh mạng Đài Bắc Tien-Chin-wei nói. "Bạn chỉ có thể giảm thiểu hoặc hạn chế rủi ro, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các mối đe dọa".
Theo Nikkei Asia Review
Phát triển chip modem riêng, Apple đang chuẩn bị cắt đứt với Intel? Reuters đưa tin Apple đang lên kế hoạch tự thiết kế và sản xuất chip modem trên thế hệ iPhone tiếp theo, để chấm dứt sự phụ thuộc vào Intel. Nếu thành công, 'Táo Khuyết' sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất rất lớn và tránh được những tranh chấp pháp lý ngoài mong muốn như với Qualcomm. Ảnh minh họa: Vox Theo...