iPhone 4S nặng đúng bằng… một quả táo
Thử đổi cân nặng của các loại điện thoại và tablet ra cân nặng của các vật dụng quen thuộc.
Cân nặng luôn là một đặc điểm kĩ thuật quan trọng của đồ gadget. Chúng ta thử so cân nặng của 1 số đồ gadget được yêu thích hiện nay với những vật dụng phổ biến trong cuộc sống để bạn có thể hình dung rõ hơn chiếc điện thoại mình định mua liệu sẽ như thế nào khi cầm trong tay.
iPhone 4S nặng ngang…1 quả táo
Điện thoại mới nhất của Apple nặng hơn 1 ít gram so với iPhone 4 và có cân nặng ngang với 1 trái táo có kích cỡ bình thường: 138,9 gram.
Samsung Epic Touch 4G và 1 cuộn xu
Epic Touch 4G có cân nặng ngang với 1 cuộn xu với 50 đồng xu: 130,4 gram, nhẹ hơn 1 chút so với iPhone 4S. Epic Touch 4G là sản phẩm được xếp thứ 4 trong danh sách 100 sản phẩm công nghệ tốt nhất của tạp chí PCWorld.
Droid Razr nặng ngang 2 quả trứng lớn
Nhẹ nhất trong danh sách 12 đồ gadget trong bài viết, Droid Razr nặng 127,5 gram, ngang với 2 quả trứng cỡ lớn. Còn chất lượng của Droid Razr? Bạn có thể tìm hiểu qua bài đánh giá chi tiết.
Samsung Galaxy Tab 10.1 và 2 chiếc bánh Hamburger
Video đang HOT
Galaxy Tab của Samsung hiện có khá nhiều lựa chọn về kích thước. Phiên bản 10.1 vẫn nhẹ hơn 1 chút so với iPad 2 của Apple. Với 564,1 gram, nó nặng ngang với 2 chiếc bánh Hamburger.
iPad 2 nặng bằng 1…cái lao dành cho phụ nữ
Với 601 gram, máy tính bảng của Apple nặng ngang với 1 cái lao dành cho phụ nữ trong môn ném lao.
Kindle Fire nặng bằng 1 quả bóng bầu dục
Dù chỉ có kích thước 7 inch nhưng máy tính bảng của Amazon khá nặng: 412, 9 gram, ngang bằng với cân nặng tiêu chuẩn của 1 quả bóng bầu dục.
Macbook Air (11-Inch) và 1 ấm trà
Macbook Air phiên bản 11 inch là một trong những laptop nhẹ nhất trên thị trường và nếu bạn muốn 1 đồ vật nặng ngang nó trong 1 hình dạng bé hơn thì đó chính là 1 chiếc ấm trà: 1,07 kg
Asus Zenbook UX31E và… não người
Zenbook UX31E là một trong những laptop được đánh giá cao và là 1 trong những laptop tốt nhất trên thị trường. 1 điều thú vị là nó nặng ngang với trung bình cân nặng của 1 bộ não người: 1,29 kg.
Theo ICTnew
Tại sao bạn nên "root" Android?
Cũng như jailbreak iOS, nếu bạn muốn sử dụng hết các chức năng của Android thì bạn nên "root" máy.
Những tin tức như Galaxy Nexus hay Droid RAZR đã có thể "root" liên tục xuất hiện và bạn tự hỏi tại sao chúng ta phải "root" Android? Đây là câu trả lời cho bạn.
"Root" là phương pháp cho phép bạn truy cập quyền "super user" trong điện thoại Android. Một khi bạn đã truy cập chế độ "super user", bạn có thể làm mọi thứ với chiếc điện thoại của mình. Bạn có thể tùy chỉnh những tệp tin được định dạng "read only", bạn có thể thay thế chúng, chỉnh sửa hoặc cập nhật chúng. Ngoài ra "root" máy còn cho phép bạn cài đặt thêm các phần mềm tiện ích khác cũng như jailbreak iDevices vậy.
Recovery Image
Recovery Image là những đoạn code nguyên mẫu cho phép cài đặt các bản nâng cấp. Bạn có thể tải trực tiếp các bản nâng cấp trên máy hay cóp vào thư mục root của thẻ nhớ. Sau khi khởi động lại, bản cập nhật sẽ được cài đặt tự động bằng recovery image trong máy của bạn.
Hầu hết các recovery image đều có "chữ ký xác nhận" được thay đổi liên tục, khiến bạn không thể cài đặt thêm 1 ROM mới nếu không được chính nhà sản xuất cung cấp. Recovery image cho phép bạn bạn format, chia lại thẻ nhớ, sao lưu dữ liệu, phục hồi hệ thống, cài đặt các loại ROM bạn muốn và nhiều chức năng khác nữa.
Cài bản ROM khác
1 trong những điều hấp dẫn nhất của việc "root" Android là bạn có thể cài đặt các bản ROM khác lên thiết bị. Ice Cream Sandwich chỉ dành cho 1 số thiết bị? Nếu bạn root máy và các hacker tìm được bản ROM hoàn chỉnh thì bạn có thể dễ dàng thưởng thức Android 4.0 trên thiết bị của mình (miễn là đủ yêu cầu phần cứng).
Thêm nhiều phần mềm khác
1 số phần mềm như chụp ảnh màn hình, sử dụng đèn flash làm đèn pin, điều khiển từ xa hay định vị điện thoại, biến máy thành trạm phát Wi-Fi, ứng dụng bàn phím thay thế... cần phải "root" máy mới có thể chạy được. Trên các phiên bản Android mới thì nhiều tính năng trong số này đã được tích hợp sẵn, tuy nhiên trên các bản cũ thì bạn vẫn cần phải "root" mới có thể sử dụng được.
Ép xung
Ép xung là việc không xa lạ gì với người dùng máy tính: tăng tốc CPU hơn mức mặc định để máy chạy nhanh hơn. Bạn cũng có thể làm điều tương tự với một chiếc Android đã root, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận tốn pin hơn.
Giảm xung
Ngược lại với ép xung, giảm xung làm cho CPU của bạn chạy chậm hơn bình thường. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nếu bạn quan tâm đến thời gian sử dụng hơn tốc độ xử lý thì làm chậm CPU là một việc giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của pin và giúp máy của bạn có thể vận hành lâu hơn.
Chạy những ứng dụng hạn chế
Nếu các nhà mạng khóa điện thoại và không cho phép bạn cài đặt một số ứng dụng trong máy, việc root điện thoại có thể vượt qua sự giới hạn này.
Xóa những phần mềm thừa (bloatware)
Nếu như bạn không cần đến những phần mềm cài đặt sẵn và muốn xóa bớt thì cách duy nhất là hãy "root" Android.
Theo ICTnew
Motolara sẽ ra mắt hai bản Razr khủng tại Trung Quốc Cả hai máy XT928 và MT917 đều dày hơn bản Razr tại Mỹ nhưng có camera tới 13 chấm và một số trang bị khác biệt so với bản gốc. Motorola đã ra mắt chiếc smartphone Droid Razr tại Mỹ với cấu hình vào dạng "khủng", nhưng đó chưa phải là tất cả. Hãng đang có dự định ra mắt không chỉ một...