iPhone 13 có thể nghe gọi mà không cần gắn thẻ SIM
Đây là lần đầu tiên người dùng có thể sử dụng đồng thời 2 eSIM trên iPhone, không cần gắn SIM vật lý vào máy.
Kể từ 2018, eSIM trở thành tính năng tiêu chuẩn của iPhone, người dùng có thể sử dụng đồng thời một SIM vật lý và một eSIM trên điện thoại. Tuy nhiên, với bộ 4 iPhone 13 ra mắt hôm nay, Apple còn cho phép tùy chọn linh hoạt hơn.
Theo GSM Arena , iPhone 13, iPhone 13 mini, iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max hỗ trợ SIM kép thông qua 2 sự kết hợp, SIM vật lý và eSIM hoặc cả 2 eSIM. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không cần gắn thẻ SIM vào máy, vẫn sử dụng các tính năng viễn thông bình thường, thậm chí là có cả 2 số.
Dòng iPhone 13 hỗ trợ 2 eSIM.
Lưu ý rằng tài liệu của Apple hoàn toàn không nhắc đến việc kết hợp SIM vật lý với 2 eSIM để tạo thành thiết bị có khả năng sử dụng đồng thời 3 SIM. Có lẽ về mặt phần mềm, hãng chỉ hỗ trợ SIM kép, nhưng so với phiên bản cũ, người dùng có thêm tùy chọn 2 eSIM.
Video đang HOT
Trước đây, từng xuất hiện tin đồn về việc iPhone 13 có thể nghe gọi không cần SIM nhưng theo hướng khác. Cụ thể, chuyên gia phân tích Ming-Chi Kuo đưa ra dự đoán iPhone 13 có khả năng nghe gọi, nhắn tin mà không cần dùng sóng di động, thay vào đó, thiết bị sử dụng liên lạc vệ tinh.
“Nếu Apple kích hoạt chức năng phần mềm liên quan, người dùng iPhone 13 có thể gọi và gửi tin nhắn qua vệ tinh khi không nằm trong vùng phủ sóng 4G/5G”, Ming-Chi Kuo nêu trong báo cáo gửi các nhà đầu tư hồi tháng 8. Tuy nhiên, cuối cùng điều này đã không thành hiện thực.
Trong sự kiện rạng sáng nay, Apple công bố 4 phiên bản của dòng iPhone 13 với nhiều cải tiến đáng kể. Thế hệ này có thiết kế tương tự iPhone 12 nhưng phần khuyết ở đỉnh máy (notch) nhỏ hơn 20%, cụm camera sau cũng tăng kích thước và sắp xếp lại vị trí ống kính.
Bên trong, nền tảng sức mạng là SoC Apple A15 Bionic, tiến trình 5 nm với 6 nhân xử lý, tăng thời gian sử dụng pin, cải tiến cảm biến camera, bộ nhớ tối thiểu lên 128 GB. Riêng với 2 phiên bản Pro, nâng cấp đáng chú ý nhất là màn hình ProMotion, tần số quét 120 Hz, bổ sung chế độ quay video chất lượng cao ProRes và bộ nhớ trong tối đa 1 TB.
Cùng dòng iPhone 13, Apple còn giới thiệu iPad thế hệ 9 trang bị chip xử lý mạnh hơn, iPad mini đời 6 với thiết kế mới và Apple Watch Series 7 phần cứng có nhiều nâng cấp nổi bật.
'Độ' iPhone XR, iPhone 11 thành hai sim vật lý
Một số cửa hàng sửa chữa thiết bị Apple có chiêu "độ" iPhone XR, iPhone 11 khóa mạng, một sim, thành thiết bị dùng hai sim vật lý như điện thoại Android.
"Khác với các mẫu iPhone ra mắt gần đây, bo mạch của iPhone XR và iPhone 11 có khay sim riêng biệt, rất dễ tách để thay khay mới mà không ảnh hưởng đến linh kiện khác", anh Đức Thịnh, chủ một cửa hàng sữa chữa thiết bị Apple ở Hà Nội, nói. "Việc khay sim cho hai dòng máy này rất dễ, chỉ cần 15 - 20 phút là xong", anh nhận xét.
Vị trí khay sim iPhone 11 (vòng tròn đỏ) và khay sim theo màu sắc của máy.
iPhone XR ra mắt năm 2018, còn iPhone 11 ra mắt một năm sau đó. Các phiên bản bán cho thị trường toàn cầu đều hỗ trợ một sim vật lý và một esim, trừ một số nơi, như Trung Quốc, Hong Kong, dùng 2 sim vật lý.
Những người tìm đến dịch vụ thay khay sim kép đa phần đang sử dụng iPhone XR và iPhone 11 hàng khóa mạng (lock), bởi các thiết bị này chỉ dùng được một sim vật lý, chưa đăng ký được esim. Một số người có iPhone XR và 11 đã qua sửa chữa hoặc hết bảo hành cũng muốn thay khay sim mới. Tất cả đều chấp nhận iPhone bị can thiệp, thay vì đi làm thủ tục đăng ký esim.
Người dùng có thể tự mua khay sim và khe sim trên mạng với giá từ 100.000 đồng, sau đó mang đến cửa hàng để thay với tiền công khoảng 150.000 đồng, hoặc "trọn gói" giá 200.000 đồng. Các cửa hàng bảo hành sản phẩm từ một tuần đến một tháng.
Sau khi thay khay sim, iPhone sẽ nhận hai sim vật lý thay vì ba sim (gồm hai sim vật lý và một esim) như một số quảng cáo. "Thao tác này chỉ thay thế linh kiện, còn phần mềm sẽ tự nhận sim", một kỹ thuật viên sửa iPhone tại TP HCM cho biết.
Theo Huy Việt, một người am hiểu các thiết bị Apple, ưu điểm của giải pháp này là giúp người dùng sử dụng điện thoại linh hoạt. Dù vậy, cách này chỉ nên áp dụng cho các thiết bị không còn bảo hành hoặc đã qua sửa chữa để tránh các sự cố có thể xảy ra.
"Điều dễ thấy nhất là sau khi can thiệp, máy sẽ không còn tính năng chống nước và chống bụi theo thiết kế của nhà sản xuất", anh Việt khuyến cáo. "Bên cạnh đó, người dùng có thể đối mặt với nguy cơ máy hoạt động không ổn định. Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị luộc linh kiện, như màn hình hoặc pin, nếu gặp thợ sửa không có tâm".
Theo anh Việt, nếu sở hữu iPhone hỗ trợ esim tại Việt Nam, người dùng nên đăng ký với các nhà mạng thay vì chọn hình thức thay khay sim kép tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Hiện nay, các nhà mạng lớn đã hỗ trợ đăng ký esim qua ứng dụng, người dùng không cần đến trực tiếp cửa hàng.
iPhone khóa mạng là sản phẩm chỉ dùng cho một số thị trường nhất định, thường nhập về Việt Nam dưới dạng xách tay. Loại iPhone này từng được ưa chuộng vì giá bán rẻ hơn hẳn so với máy quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, loại thiết bị này không còn được yêu thích do giá cao, khó cập nhật iOS mới và nhiều lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
Vsmart Star 5 - smartphone dùng eSIM đầu tiên của VinSmart Star 5 ngoài hai sim vật lý, còn thêm một eSIM đã đăng ký sẵn một số điện thoại kèm gói cước dùng 4G miễn phí trong 18 tháng. Star 5 là điện thoại đầu tiên thuộc thế hệ thứ 5 của VinSmart và cũng là model đầu tiên của hãng trong năm 2021. Giống thế hệ Star 4 trước đó, máy vẫn...