iPhone 12 là ‘món quà’ đối với các công ty công nghệ Hàn Quốc
Sự xuất hiện của iPhone 12 đã giúp các công ty công nghệ Hàn Quốc dẫn đầu tỷ trọng cung cấp linh kiện.
Kể từ khi iPhone 12 xuất hiện, các nhà cung cấp Hàn Quốc đang trở nên quan trọng hơn với Apple. So với mẫu smartphone năm 2019, các linh kiện do Hàn Quốc sản xuất trên chiếc iPhone 12 Pro tăng mạnh, chiếm 26,8% giá trị của thiết bị cầm tay, lớn hơn tỷ trọng linh kiện do Mỹ sản xuất.
Việc Apple sử dụng nhiều linh kiện Hàn Quốc hơn chủ yếu dựa vào quyết định áp dụng công nghệ màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ trên iPhone 12. Màn hình này vốn được cung cấp bởi Samsung Display và LG Display.
Hàn Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu quốc gia chiếm tỷ trọng cung cấp linh kiện trên iPhone 12 Pro.
Theo đơn vị nghiên cứu Fomalhaut Techno Solutions, giá thành sản xuất của một chiếc iPhone 12 Pro khoảng 406 USD. Trong đó linh kiện Hàn Quốc và Mỹ chiếm lần lượt 26,8%, 21,9% giá trị. So với iPhone 11, tỷ trọng của các nhà sản xuất Hàn Quốc đã tăng 9,1%. Đồng thời tỷ trọng của các đơn vị sản xuất tại Mỹ giảm những 3,9%.
Video đang HOT
Giá trị đóng góp của Samsung Display tăng mạnh kể từ khi Apple thay thế màn hình LCD bằng OLED, vốn là thế mạnh của các nhà cung cấp Hàn Quốc. So với phiên bản iPhone SE 2, dự kiến ra mắt vào đầu năm 2021, thị phần linh kiện Hàn Quốc đã tăng 22,4%, trong khi linh kiện do Nhật Bản sản xuất giảm 12,1%. Ngoài màn hình, Samsung cũng cung cấp chip nhớ cho iPhone 12.
Trước đây, màn hình của iPhone thường được các hãng công nghệ Nhật Bản như Japan Display cung cấp. Sự đóng góp của các công ty Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Sony là nhà cung cấp cảm biến hình ảnh CMOS chính, tích hợp trong 3 ống kính camera trên iPhone 12. Các cảm biến này có giá từ 5,4-7,4 USD/chiếc. Để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ mạch, nhiều thành phần thụ động, bao gồm một số linh kiện nhỏ bằng đầu bút bi vẫn được các công ty Nhật Bản cung cấp.
Pin của iPhone 12 được thiết kế nhỏ lại nhằm tạo không gian cho những linh kiện khác.
iPhone 12 được trang bị tụ gốm nhiều lớp của Murata Manufacturing và cuộn cảm điện của Taiyo Yuden. Smartphone được gia công với hơn 1.600 bộ phận thụ động trên bảng mạch. Dung lượng của pin đã bị cắt giảm 10% để tạo không gian cho những linh kiện khác. Pin được cung cấp bởi Amperex Technology Ltd. (ATL), một công ty con của TDK Nhật Bản có trụ sở tại Hong Kong.
Theo các nhà phân tích, nhờ có các biện pháp tiết kiệm năng lượng như thay thế chip 7 nm bằng chip 5 nm, iPhone 12 vẫn có thời gian hoạt động không kém gì những phiên bản trước đó.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, các linh kiện do quốc gia tỷ dân sản xuất chỉ chiếm chưa đến 5% tổng giá trị. Mặc dù vậy, Apple vẫn giao phần lớn dây chuyền gia công cho các nhà máy ở Trung Quốc. Để giảm sự phụ thuộc vào quốc gia này, hãng công nghệ có trụ sở tại Cupertino sẽ phải tìm đến những địa điểm sản xuất khác.
BOE tiếp tục thất bại trong lần đánh giá mới nhất của Apple, tạm thời chưa thể cung ứng tấm nền OLED cho dòng iPhone 12
Dù đã nỗ lực cải thiện năng lực và công nghệ nhưng dây chuyền của BOE hiện vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra của Apple. Điều này khiến việc kiếm được một thỏa thuận cung cấp tấm nền OLED cho Apple ngày càng xa vời.
Nhà sản xuất màn hình Trung Quốc, BOE đã và đang làm tất cả những gì có thể để tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple. Hiện tại chỉ có LG Display và Samsung đang cung cấp màn hình OLED cho dòng iPhone 12. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, BOE có thể sớm tham gia chuỗi cung ứng màn hình của Apple.
Nhưng theo tờ TheLec, nhà sản xuất màn hình Trung Quốc, BOE tiếp tục không được nhận các đơn đặt hàng cung cấp tấm nền OLED cho dòng iPhone 12.
Cụ thể nhà máy của BOE ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến dây chuyền sản xuất màn hình OLED. Đây là một trong những lý do khiến công ty không nhận được cái "gật đầu" của Apple. Đây cũng là lần thứ hai trong năm nay BOE chưa nhận được sự tin tưởng của Apple.
Trước đó vào tháng 6, nhà máy của BOE ở Miên Dương, Tứ Xuyên cũng chịu chung số phận vì năng suất tấm nền OLED giảm xuống thấp khoảng 20%. Giới thạo tin cho biết, Apple bắt đầu đánh giá nhà máy ở Thành Đô vào tháng 9 nhưng quá trình đánh giá chỉ kéo dài khoảng một tháng và kết thúc vào tháng 10. BOE hiện phải đợi đến nửa đầu năm 2021 để Apple đánh giá lại năng lực và tiến tới ký kết thỏa thuận cung cấp tấm nền OLED.
BOE sẽ không cho biết kết quả của lần đánh giá tiếp theo cho đến tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau. Nếu BOE vượt qua thử thách sắp tới, Apple có thể sử dụng tấm nền OLED của BOE cho các model iPhone 12 tân trang (refurbish).
Sau thất bại lần đầu, BOE được cho đã cố gắng cải thiện dây chuyền B11 và B7 trong nửa cuối năm nay. B7 chủ yếu sản xuất tấm nền cho các nhà sản xuất smartphone ở Trung Quốc như Huawei. Tuy nhiên, với lệnh cấm ngày càng tăng của Mỹ đối với Huawei, BOE chắc chắn cần khách hàng mới.
Dây chuyền B11 và B7 của BOE sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Trong công bố hồi tháng trước, BOE cho biết dây chuyền B11 đã sản xuất được khoảng 4 triệu trong tổng số 16 triệu tấm nền OLED dẻo trong nửa đầu năm nay.
Apple đang trao cơ hội lớn cho LG Display và BOE thông qua các các đơn hàng sản xuất tấm nền OLED. Đây cũng là chiến lược chính của Apple trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào Samsung Display. Khi BOE cung cấp tấm nền OLED cho Apple, số lượng đối tác sẽ tăng lên ba và Apple có thể dễ dàng hạ giá thành các bộ phận mà không lo bị gây sức ép. Mặc dù vậy có vẻ điều này không dễ xảy ra sớm.
Nhiều khả năng một chiếc iPhone mới trang bị màn hình do BOE cung cấp sẽ chỉ có thể xuất hiện vào Q4/2021.
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào Samsung, Apple đặt mua 20 triệu tấm nền OLED từ LG Display cho iPhone Số lượng tấm nền OLED lần này nhiều gấp 5 lần lượng cung ứng của LG Display cho Apple vào năm ngoái. Apple vốn nổi tiếng vì chiến lược đa dạng hóa nguồn cung của mình và ngay cả với một nhà cung ứng màn hình OLED như Samsung cũng không ngoại lệ. Báo cáo mới từ Nikkei Asian Review cho thấy, Apple...