iOS 16 “vượt mặt” iOS 15 về độ phổ biến
So với iOS 15 của năm 2021, iOS 16 hiện đang được người dùng cài đặt sử dụng nhanh hơn.
Người dùng iPhone đang triển khai sử dụng iOS 16 với tốc độ nhanh hơn so với iOS 15 vào năm ngoái, theo dữ liệu cập nhật từ công ty phân tích Mixpanel. Sau khi ra mắt được 9 ngày, iOS 16 hiện được cài đặt trên khoảng 23,26% điện thoại iPhone.
Hơn 23,26% iPhone đã cài đặt và sử dụng iOS 16.
Trước đây vào năm 2021, sau 10 ngày ra mắt, iOS 15 chỉ được cài đặt trên 19,3% thiết bị, vì chủ sở hữu iPhone vào thời điểm đó dường như ngại nâng cấp hơn vì một số lỗi thường xảy ra sau khi cài đặt những phiên bản đầu tiên của iOS mới.
Bên cạnh đó, iOS 16 cũng có thể hấp dẫn hơn vì những thay đổi thú vị của hệ điều hành này. Chẳng hạn như trải nghiệm màn hình khóa được thiết kế lại với nhiều khả năng tùy chỉnh hơn trước đây, cùng với các widget đã xuất hiện trên màn hình khóa. iOS 16 cũng mang đến các tính năng hữu ích như cho phép chỉnh sửa và thu hồi tin nhắn đã gửi trên iMessage.
Tại thời điểm hiện tại, Apple vẫn cho phép người dùng iPhone ở lại iOS 15 nếu muốn bằng cách cung cấp các bản cập nhật bảo mật cho nền tảng này, và việc cập nhật lên iOS 16 là chưa bắt buộc. Công ty cũng làm điều tương tự vào năm ngoái khi mắt iOS 15, cho phép mọi người tiếp tục sử dụng iOS 14 trong khoảng 4 tháng sau khi bản cập nhật được tung ra.
Video đang HOT
Nhiều tính năng mới là điểm thu hút của iOS 16 đối với người dùng iPhone.
Bản cập nhật iOS 16.1 sắp tới sẽ bổ sung các tính năng đáng chú ý như Live Activities cho màn hình khóa và các thay đổi cách hiển thị đối với chỉ báo phần trăm pin. Khi bản cập nhật đó ra mắt vào tháng 10, chúng ta có thể thấy một sự gia tăng đáng kể về lượng cài đặt của iOS 16.
Với việc cài đặt iOS 16 đang tăng lên theo từng giờ, lượng người dùng iOS 15 hiện đang ở mức 66,96% trên các thiết bị iPhone, trong khi 9,77% thiết bị vẫn đang sử dụng phiên bản iOS cũ hơn. Những con số này của Mixpanel đến từ các lượt truy cập vào các trang web và ứng dụng sử dụng SDK phân tích của Mixpanel, vì vậy chúng có thể không chính xác hoàn toàn và được xem như dữ liệu thống kê chính thức.
Apple vẫn chưa cung cấp thông tin chi tiết về số lượng thiết bị đang chạy iOS 16, nhưng dữ liệu của Mixpanel từ trước đến nay cũng không quá khác biệt với con số thực tế từ công ty.
HPE GreenLake - Mang trải nghiệm đám mây tới doanh nghiệp
Sức mạnh, tốc độ và tính linh hoạt của đám mây được triển khai dưới dạng dịch vụ trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp và được quản lý bởi nền tảng HPE GreenLake.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được sự cần thiết của việc đầu tư hạ tầng tại chỗ để lưu trữ các dữ liệu trọng yếu, đồng thời tận dụng tính linh hoạt của điện toán đám mây để quản lý phần lớn các ứng dụng di động.
Nhưng đám mây công cộng không được xây dựng để đáp ứng mọi nhu cầu, vì vậy các doanh nghiệp vẫn đang tìm cho mình phương thức để mở rộng khả năng hoạt động, mang đến trải nghiệm linh hoạt cho trung tâm dữ liệu, mà không phải gia tăng ngân sách. Và chính lúc này điện toán đám mây lai gia nhập vào cuộc chơi.
Điện toán đám mây lai là sự kết hợp của đám mây nội bộ và công cộng hoặc các dịch vụ điện toán đám mây từ nhiều nhà cung cấp, mang lại trải nghiệm linh hoạt và khả năng mở rộng dễ dàng.
Nhận thấy nhu cầu của doanh nghiệp, năm 2021, HPE đã ra mắt nền tảng mới dưới dạng dịch vụ (as-a-service) với tên gọi HPE GreenLake, mang trải nghiệm đám mây tới doanh nghiệp, tùy biến theo nhu cầu, chi trả theo mức tiêu thụ thực tế, linh hoạt tăng, giảm quy mô và được hỗ trợ quản lý bởi HPE.
Với HPE GreenLake, doanh nghiệp có thể tận hưởng trải nghiệm đám mây ưu việt và đồng bộ tất cả các ứng dụng và dữ liệu của mình với tốc độ bứt phá và kiểm soát toàn quyền, bất kể chúng được tạo ra và lưu trữ ở đâu. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng vận hành hạ tầng CNTT và nguồn lực nhân sự IT, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo bảo mật và trải nghiệm linh hoạt.
HPE GreenLake - Tối ưu trải nghiệm trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp
HPE GreenLake cung cấp nền tảng dưới dạng dịch vụ và thiết lập cấu hình theo đơn đặt hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai dựa trên tài nguyên có sẵn, quản lý chi phí và dự báo năng lực chính xác và minh bạch. Với mô hình chi trả theo mức tiêu thụ thực tế, doanh nghiệp không còn lo lắng về chi phí trả trước lớn và dự phòng đắt đỏ quá mức, thay vào đó, chỉ cần chi trả cho những gì doanh nghiệp sử dụng.
Tính linh hoạt của đám mây riêng cho phép thay dổi dung lượng sử dụng chỉ với một click, dễ dàng tăng, giảm quy mô theo nhu cầu thực tế. Đặc biệt, với sự hỗ trợ quản lý từ HPE, doanh nghiệp không còn lo lắng về gánh nặng vận hành CNTT và có thể giải phóng tài nguyên với các dịch vụ đám mây được quản lý hoàn toàn.
Dựa trên bảng kiểm soát HPE GreenLake Central, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về hoạt động trên nền tảng đám mây tích hợp để đưa ra phân tích, đánh giá và kế hoạch phát triển hợp lý. Giải pháp cũng khắc phục các vấn đề không tương thích giữa hạ tầng CNTT tại chỗ và nền tảng đám mây, tự động cập nhật công nghệ trong suốt dòng đời của dịch vụ.
Tiếp cận dữ liệu doanh nghiệp mọi nơi an toàn với tốc độ bứt phá
Với nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ và giải pháp tư vấn cho các khách hàng - đối tác toàn cầu, HPE đã liên tục nghiên cứu phát triển danh mục đầu tư phong phú các dịch vụ đám mây từ biên mạng đến với co-location và trung tâm dữ liệu.
Trong năm 2022, nền tảng đám mây HPE GreenLake tiếp tục được cải tiến để hỗ trợ các ứng dụng quan trọng, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, học máy, container, điện toán hiệu năng cao (HPC), hybrid & multicloud...giúp khách hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và cải thiện kết quả kinh doanh.
Theo báo cáo quý 3, năm 2021, nền tảng HPE GreenLake đã có hơn 1.200 khách hàng và tổng giá trị hợp đồng lên tới 5,2 tỷ USD. Tỷ lệ chạy doanh thu hàng năm của công ty đã tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái và đơn đặt hàng dịch vụ tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. HPE GreenLake tự tin sẽ mang đám mây đến gần hơn với doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt dòng đời của dịch vụ.
Giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn mở rộng trải nghiệm đám mây ngay tại trung tâm dữ liệu, đặc biệt các doanh nghiệp viễn thông, tài chính ngân hàng, TMĐT và các nhà cung cấp dịch vụ.
Ngày 27/04/2022, hội thảo trực tuyến: HPE GreenLake - Mang trải nghiệm đám mây tới doanh nghiệp sẽ được tổ chức bởi HPE, Intel và Red Hat, mang đến cơ hội giao lưu và trò chuyện với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tìm hiểu về sức mạnh, tốc độ và tính linh hoạt của đám mây công cộng được triển khai dưới dạng dịch vụ trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Quý vị quan tâm có thể đăng ký tham dự tại đây.
Các cầu thủ thi đấu tại World Cup sẽ có ứng dụng phân tích dữ liệu sức khỏe Các cầu thủ thi đấu World Cup sẽ có một ứng dụng riêng để theo dõi dữ liệu sức khỏe và thi đấu. FIFA đảm bảo tất cả các đội tham gia World Cup đều có thể truy cập cơ sở dữ liệu. Ảnh chụp màn hình FIFA cho biết, hôm 23.9, tất cả các cầu thủ tại vòng chung kết World Cup...