Interpol phải ra tay
Đánh bắt cá trái phép trên Thái Bình Dương đã trở thành một vấn đề nhức nhối lâu nay khiến Interpol phải trực tiếp lên tiếng và ra tay góp phần can thiệp.
Các thành viên Hòa bình Xanh quyết liệt phản đối một tàu đánh cá voi
dù bị dùng vòi rồng phun nước xua đuổi
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã lần đầu tiên tổ chức cuộc họp nhằm bàn cách thức góp phần giải quyết nạn đánh cá bất hợp pháp trên thế giới. Sau cuộc họp diễn ra trong 2 ngày 27 và 28-2 vừa qua tại thành phố Lyon của Pháp, Chương trình Tội phạm môi trường của Interpol đã quyết định lập một bộ phận chuyên theo dõi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Tham gia cuộc họp, Điều phối viên ở Thái Bình Dương của tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) Nathaniel Pelle cho rằng, nạn đánh bắt cá trái phép tại Thái Bình Dương là nhức nhối nhất trên thế giới hiện nay. Vì thế, theo ông, chính phủ các nước ở đại dương lớn nhất hành tinh này cần hợp tác với Interpol nhằm giảm thiểu nạn đánh bắt cá bất hợp pháp.
Theo ông Pelle, nạn đánh bắt cá bất hợp pháp ở Thái Bình Dương ước tính lấy đi của khu vực này khoảng 2 tỷ USD/năm. Ngoài hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Thái Bình Dương, nhiều khu vực gần bờ ở đại dương này đang trong tình trạng không bền vững về đa dạng thủy sản.
Việc Interpol phải tổ chức hẳn một cuộc họp chuyên đề về hoạt động đánh cá bất hợp pháp ở Thái Bình Dương để rồi sau đó đề ra biện pháp giúp ngăn chặn cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề này. Điều này phần nào xuất phát từ nguyên nhân phía Tây và vùng trung tâm Thái Bình Dương là khu vực đại dương rộng lớn trong khi các quốc gia, nhất là các đảo quốc Thái Bình Dương, thiếu năng lực giám sát biển nên khó phát hiện, ngăn chặn hoạt động đánh cá bất hợp pháp.
Đánh cá trái phép không chỉ gây thiệt hại lớn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, nhất là hủy hoại nguồn thủy sản và gây mâu thuẫn giữa các quốc gia khu vực. Trong đó, một trong những trường hợp điển hình là vụ lực lượng Tuần duyên Mỹ đã bắt quả tang con tàu mang tên Đại Thành của Trung Quốc sử dụng loại lưới vét dài tới 16 km đánh bắt 30 tấn cá ngừ và 6 tấn cá mập hồi trung tuần tháng 8-2012. Lưới vét đã bị nghiêm cấm trên toàn thế giới từ năm 1992 vì nó góp phần “tận diệt” nguồn thủy sản.
Ngoài việc các nước Nam Thái Bình Dương như Australia, New Zealand… bất bình, phản đối Nhật Bản trong vấn đề đánh bắt cá voi thì quan hệ giữa các nước khu vực cũng thường “nổi sóng” vì những hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp. Mới đây, lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản bắt quả tang 1 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trộm san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên vùng biển thuộc tỉnh Kagoshima. Nhật Bản đã thả tàu đánh bắt trộm của Trung Quốc sau khi Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Fukuoda (Nhật Bản) bảo lãnh cho khoản tiền phạt 4,28 triệu Yên (tương đương 49.716 USD) mà Nhật Bản phạt viên thuyền trưởng Trung Quốc.
Theo ANTD
Hải quân Mỹ điều tàu tuần duyên USS Freedom tới biển Đông
Ngày 25-2, thông tin từ Hải quân Mỹ cho biết, Tàu tuần duyên USS Freedom (LCS1) của Hải quân nước này sẽ lần đầu tiên triển khai hoạt động ở nước ngoài và điểm đến là Singapore. Dự kiến, Tàu tuần duyên USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1-3 tới.
Đây là loại tàu tân tiến được thiết kế để chiến đấu trong các vùng biển gần bờ. Thiết kế mô-đun của tàu này cho phép nó có thể cấu hình phù hợp với mọi yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình triển khai hoạt động. Tốc độ tối đa của tàu đạt tới vận tốc hơn 40 hải lý/giờ.
Tàu USS Freedom, với chiều dài 115m, dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2008, tuy nhiên, nó đã phải mất 2 năm mới có thể rời khỏi xưởng đóng tàu và đi vào hoạt động, do hàng loạt các vấn đề liên quan đến các vết nứt, hệ thống thông tin liên lạc và vấn đề ăn mòn thân tàu.
"Tàu USS Freedom đã sẵn sàng cho triển khai và đưa vào hoạt động", người phát ngôn của Lực lượng Hải quân trên mặt nước, Đại úy Rick Chernitzer cho biết hồi tháng Giêng. Đợt triển khai này không chỉ đưa USS Freedom vào đúng quỹ đạo hoạt động của nó trong môi trường tác chiến, mà còn cho phép Hải quân Mỹ kiểm nghiệm những mặt mạnh yếu của nó, từ đó khắc phục và nâng cấp để nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong thực tế hoạt động tác chiến.
"Chúng tôi mong đợi và tìm kiếm những thách thức trong quá trình triển khai. Chúng tôi tự tin rằng những thách thức này có thể đối diện để từ đó rút ra được những bài học bổ ích", Chernitzer cho biết và khẳng định: "Những bài học này sẽ giúp nâng cấp việc triển khai LCS trong tương lai".
Trong 8 tháng triển khai hoạt động tại nước ngoài, tàu USS Freedom sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, tham gia triển lãm quốc tế và huấn luyện với tàu của các quốc gia khác.
Cho tới cuối năm 2021, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ có trong biên chế 24 tàu tuần duyên loại này theo hợp đồng, trong số đó có 16 tàu sẽ được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc bị tố rượt đuổi tàu cá Nhật Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 22-2 đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi 3 tàu hải giám Trung Quốc tới gần một tàu cá Nhật Bản ở vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông hồi đầu tuần này. Theo JCG, các tàu Hải giám 46, Hải giám 50 và...