Interpol cảnh báo nguy cơ tội phạm mạng tiềm ẩn trong Metaverse
Việc Metaverse ghi lại tương tác của người dùng trên blockchain tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và rò rỉ thông tin, từ đó những kẻ theo dõi hoặc tống tiền có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu phạm tội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: japantimes.co.jp)
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ( Interpol) cho biết tổ chức này đang chuẩn bị để ứng phó với những nguy cơ mới trong môi trường “vũ trụ ảo” Metaverse, trong đó có thể xuất hiện những loại tội phạm mạng mới, đồng thời những tội phạm mạng phổ biến hiện nay có thể mở rộng quy mô hoạt động.
Giám đốc điều hành của Interpol về công nghệ và đổi mới, ông Madan Oberoi cho biết các nước thành viên của Interpol đã bày tỏ quan ngại về những thách mới trên không gian mạng.
Đề cập những nguy cơ tiềm ẩn trong Metaverse, ông Oberoi cho biết ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR) hay thực tế ảo (VR) có thể tạo điều kiện cho các hình thức tấn công mới như giả mạo danh tính để lấy cắp các thông tin nhạy cảm (phishing) hay lừa đảo ( scam), trong đó an toàn cho trẻ em là một vấn đề lớn.
Bên cạnh đó, VR cũng có thể là “cơ sở thí nghiệm” cho các hành vi phạm tội ở thế giới thực, khi các nhóm khủng bố có thể sử dụng không gian này để mô phỏng các kế hoạch tấn công khủng bố trước khi triển khai.
Video đang HOT
Đầu tháng này, Cơ quan cảnh sát châu Âu ( Europol) công bố một báo cáo nhận định trong tương lai, các nhóm khủng bố có thể lợi dụng không gian ảo để tuyên truyền, tuyển mộ và huấn luyện các thành viên mới.
Theo báo cáo này, việc Metaverse ghi lại những tương tác của người dùng trên chuỗi khối (blockchain) tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và rò rỉ thông tin, từ đó những kẻ theo dõi hoặc tống tiền có thể lợi dụng để thực hiện các âm mưu phạm tội.
Metaverse đã tạo nên “cơn sốt” trong lĩnh vực công nghệ và trở thành một khái niệm phổ biến vào năm 2021, khi các công ty và nhà đầu tư tin rằng nền tảng này sẽ phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử Internet.
Facebook đổi tên thành Meta vào tháng 11/2021 để phản ánh trọng tâm phát triển của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, đến nay, giới chuyên gia nhận định nhiều dấu hiệu cho thấy tầm nhìn này ít khả năng trở thành hiện thực.
Giá cổ phiếu của Meta sụt giảm trong phiên giao dịch 27/10, khi các nhà đầu tư có xu hướng hoài nghi về tiềm năng phát triển của Metaverse. Thị trường các loại tài sản kỹ thuật số, tài sản dựa trên chuỗi khối – như NFT – cũng lao dốc trong thời gian qua sau khi từng bùng nổ về giá và trở thành hiện tượng công nghệ vào năm 2021.
Trong khi đó, các vụ tấn công mạng có xu hướng gia tăng song song với những phát triển công nghệ. Theo báo cáo từ công ty phần mềm an ninh mạng đa quốc gia Trend Micro (Nhật Bản), số vụ tấn công mạng trên thế giới tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm 2022.
Theo dữ liệu do Trend Micro công bố, công ty này đã ngăn chặn hơn 239 triệu vụ tấn công mạng trong nửa đầu năm 2022, trong đó phát hiện hơn 21 triệu phần mềm độc hại, tăng hơn 220% so với cùng kỳ năm 2021./.
Meta rớt khỏi danh sách 20 công ty có vốn hóa lớn nhất nước Mỹ
Năm ngoái, Meta nằm trong số 5 công ty lớn nhất nước Mỹ, với giá trị vốn hóa thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD.
Chỉ sau một năm, công ty mẹ của Facebook đã rớt khỏi top 20.
Mark Zuckerberg - CEO Meta (Ảnh: Nguồn quốc tế)
Meta không còn nằm trong số 20 công ty giá trị lớn nhất nước Mỹ sau khi cổ phiếu giảm 23% vào ngày 27/10. Cổ phiếu của Meta đã giảm 70% trong năm nay và 74% kể từ khi giá cổ phiếu đạt đỉnh vào tháng 9/2021. Giá trị vốn hóa thị trường bốc hơi hơn 730 tỷ USD, hiện chỉ còn 258 tỷ USD.
Đáng nói là, dù cổ phiếu giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày thứ 5 nhưng con số này vẫn chưa là gì so với mức giảm kỷ lục 26% vào tháng 2 khi Meta báo cáo kết quả kinh doanh thảm hại, thổi bay 251 tỷ USD vốn hóa chỉ trong 1 ngày. Đó là mức giảm vốn hóa thị trường lớn nhất đối với bất kỳ công ty Mỹ nào từ trước đến nay.
Sự trượt dốc của Meta bắt đầu từ cuối năm ngoái khi tín hiệu tiêu cực của kinh tế vĩ mô bắt đầu lan rộng. Tình hình tiếp tục xấu đi vào đầu năm nay khi Apple thay đổi chính sách về quyền riêng tư trên iOS, động thái ước tính gây ra thiệt hại 10 tỷ USD doanh thu cho công ty mẹ của Facebook.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg không những không thể xoay chuyển tình thế mà thậm chí còn khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Kể từ khi đổi tên công ty thành Meta, Zuckerberg tuyên bố rằng tương lai của Facebook chính là metaverse (vũ trụ ảo). Công ty cho biết dự kiến tổng chi phí đầu tư vào metaverse trong năm nay là 85-87 tỷ USD. Đối với năm 2023, con số này sẽ tăng lên 96-101 tỷ USD. Trong khi đó, mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi của Facebook đang ngày càng thu hẹp. Doanh thu quý III của công ty đã giảm 4,5% so với một năm trước - lần giảm thứ 2 liên tiếp. Meta dự báo doanh thu sẽ tiếp tục giảm trong quý IV sắp tới.
Ít nhất ba ngân hàng đầu tư gồm Morgan Stanley, Cowen và KeyBanc Capital Markets - đã hạ xếp hạng cổ phiếu của Meta sau khi công ty công bố triển vọng doanh thu hàng quý đáng thất vọng. Mandeep Singh, một nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence, cho biết: "Meta vẫn quá tích cực với các khoản đầu tư vào các sáng kiến dài hạn bất chấp tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến giảm mạnh".
Hình ảnh Mark Zuckerberg trong vũ trụ ảo Horizon Worlds (Ảnh: Nguồn quốc tế)
Trong cuộc họp báo cáo hoạt động kinh doanh diễn ra hôm 26/10, Mark Zuckerberg thừa nhận rằng có rất nhiều vấn đề đang diễn ra trong doanh nghiệp, và trên cả thế giới. CEO Meta nói: "Có những vấn đề kinh tế vĩ mô, cùng với những thách thức về quảng cáo, đặc biệt là từ Apple, và sau cùng là một số vấn đề dài hạn mà chúng tôi phải gánh chịu nhưng chúng tôi tin rằng chúng sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn theo thời gian.Tôi đánh giá cao sự kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng những ai kiên nhẫn đầu tư vào Meta sẽ được đền đáp".
Năm 2015, Mark Zuckerberg cũng từng kêu gọi các nhà đầu tư kiên nhẫn trước các câu hỏi về việc khi nào WhatsApp, Instagram và Messenger sẽ tạo ra lợi nhuận. Kết quả là sau đó là những ứng dụng này đã thu hút hàng trăm triệu người dùng.
Debra Aho Williamson, nhà phân tích tại Insider Intelligence, nhận xét: "Meta cần phải xoay chuyển tình hình kinh doanh của mình. Trước đây, Facebook được biết đến là công ty mang tính cách mạng khi thay đổi cách mọi người giao tiếp và cách các nhà tiếp thị tương tác với người tiêu dùng. Ngày nay, nó không còn là bước đột phá sáng tạo nữa".
Trong năm qua, Meta đã cập nhật Facebook và Instagram để hiển thị nhiều nội dung được lựa chọn theo thuật toán hơn và ít bài đăng hơn từ người quen hơn. Công ty cũng ưu tiên các video dạng ngắn, được gọi là Reels, để cạnh tranh với nền tảng TikTok của Trung Quốc.
Meta tiếp tục lỗ nặng vì theo đuổi metaverse, Mark Zuckerberg 'vẫn ổn' Theo đuổi metaverse có thể khiến Meta Platforms gặp nhiều khó khăn trong tương lai khi công ty dự kiến mức lỗ cao hơn đáng kể vào năm 2023 cho Reality Lab. Thế nhưng, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg có vẻ vẫn ổn với cuộc chơi dài hạn này. Ông thậm chí còn kêu gọi các nhà đầu tư hãy kiên nhẫn,...