Interpol cảnh báo ‘làn sóng’ dược phẩm giả trên toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Tổng Thư ký Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) Jrgen Stock ngày 11/5 cảnh báo các tổ chức tội phạm có thể lợi dụng việc phát triển thuốc điều trị virus SARS-CoV-2 để tạo ra một “làn sóng” dược phẩm giả trên quy mô toàn cầu.
Phát biểu với hãng tin Đức DPA, ông Stock cho rằng việc buôn bán bất hợp pháp dược phẩm giả sẽ tăng lên khi một loại thuốc cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc điều trị hoặc làm giảm tình trạng bệnh. Điều này cũng tương tự như đối với các vật tư y tế giả, trong đó có khẩu trang hoặc chất khử trùng.
Tổng Thư ký Interpol cảnh báo nguy cơ tiếp tục có làn sóng lớn trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất vaccine. Theo ông Stock, tội phạm nhanh chóng thích nghi với diễn biến của dịch COVID-19, trong đó chúng lợi dụng sự lo lắng, sợ hãi và khó khăn của mọi người để lần ra các hoạt động tội phạm, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.
Các tổ chức tội phạm có tổ chức ở châu Á hiện đang cố gắng thâm nhập thị trường này. Chúng tự hạ thấp giá cả, không tuân thủ các quy định liên quan và tìm mọi cách để thâm nhập vào nền kinh tế hợp pháp. Theo Interpol, nguy cơ này cũng có thể trở thành vấn đề lớn đối với các khu vực khác trên thế giới.
Liên quan tiến trình phát triển vaccine ở Đức, Bộ trưởng Nghiên cứu liên bang Đức Anja Karliczek cùng ngày nhấn mạnh vaccine chống virus SARS-CoV-2 chỉ có thể được hoàn thiện vào giữa năm 2021. Bà Karliczek cũng cho biết Chính phủ liên bang đã thông qua chương trình đặc biệt để phát triển và sản xuất vaccine với tổng đầu tư lên tới 750 triệu euro. Chương trình này dựa trên hai trụ cột chính là mở rộng năng lực nghiên cứu để phát triển một loại vaccine hiệu quả và đảm bảo cho việc sản xuất ở Đức. Trong khi đó, theo các chuyên gia ở thành phố Marburg thuộc Đức, việc phát triển vaccine cần một khoảng thời gian nhất định do phải tuân theo từng giai đoạn và không thể rút ngắn một cách tùy tiện.
Video đang HOT
Hiện Công ty Biontech đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine và đây là công ty đầu tiên của Đức được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng với vaccine tiềm năng này. Theo chuyên gia Hertmut Hengel thuộc Bệnh viện Đại học Freiburg, việc phát triển vaccine khó khăn hơn nhiều so với bào chế thuốc men bởi vaccine có thể dẫn đến những phản ứng miễn dịch nghiêm trọng và phải đảm bảo có càng ít tác dụng phụ càng tốt. Ông cho rằng việc hoàn thiện một vaccine chỉ có thể thực hiện được sau năm 2022.
Bệnh dịch mới bùng phát ở Đức giữa bão Covid-19 thổi bùng sợ hãi
Một mầm bệnh mới được cho là có nguồn gốc từ châu Á đang lan rộng ở vùng Ruhr của Đức dấy lên lo sợ giữa bối cảnh nước này vẫn đang phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19.
Theo Express, bệnh dịch kỳ giông gần đây đã được phát hiện ở vùng Ruhr của Đức và đang lan rộng. Theo hãng truyền thông Đức DPA, bệnh dịch kỳ giông là một loại bệnh nấm da "ăn thịt" cực kỳ nguy hiểm. Hiện căn bệnh này chỉ đang ảnh hưởng đến các loài động vật lưỡng cư như kỳ giông, ếch...
Còn được biết đến với cái tên "Bsal", căn bệnh này đang gây lo lắng cho các chuyên gia vì nó có thể gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt cho các loài động vật bị ảnh hưởng.
Truyền thông Đức đã cảnh báo về một bệnh dịch khác đang ngày càng lan rộng ở vùng Ruhr
Chuyên gia phúc lợi động vật Dortmund Hans-Dieter Otterbein làm việc tại tổ chức bảo tồn thiên nhiên Agard giải thích rằng nấm da nhiều khả năng đến từ châu Á dù khu vực chính xác vẫn chưa rõ ràng.
Tác nhân gây bệnh nguy hiểm lần đầu tiên xuất hiện ở North Rhine-Westphalia, phía bắc Eifel nhưng đã lan sang khu vực Ruhr và gây ra sự sụt giảm đáng kể số lượng loài kỳ giông lửa ở đây.
Theo Nhóm công tác về bảo vệ động vật lưỡng cư và bò sát (Agard), loại nấm này không chỉ ảnh hưởng đến loài kỳ giông lửa mà còn là loài sa giông mào - một loài được bảo vệ nghiêm ngặt ở Đức.
Chuyên gia bảo vệ động vật Otterbein nói rằng bệnh dịch kỳ giông cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống sót của các loài lưỡng cư có đuôi châu Âu khác.
Theo chuyên gia này, Bsal lần đầu tiên được phát hiện ở Essen vào năm 2018, sau đó ở Bochum, Witten và kể từ cuối năm 2019, loại nấm "ăn thịt" được phát hiện trên một số con kỳ giông lửa trong rừng ở Dortmund.
Loại nấm này từng xuất hiện ở Eifel vào năm 2015. Ông Otterbein cũng cho biết thêm rằng, Bsal đã xuất hiện đặc biệt mạnh mẽ ở những khu vực có nhiều người cùng nhau đến tham quan và vì thế có nguy cơ lây lan sang người.
"Vì thế, chuỗi lây truyền Bsal phải bị phá vỡ càng sớm càng tốt", ông Otterbein nhấn mạnh. Tuy nhiên Bsal không phải là virus mà là bào tử nấm.
Các chuyên gia tin rằng Bsal chủ yếu được tìm thấy trong đất rừng và có thể bám lên giày hoặc xe đạp khiến mầm bệnh sinh sôi, phát triển và lây lan.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo người đi bộ, người đi xe đạp, người câu cá, người đi rừng và thợ săn cần áp dụng các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn để sát trùng, đặc biệt là sát trùng giày và các thiết bị của họ.
Những biện pháp mới này cũng cần được áp dụng cho những người thường xuyên đi bộ trong rừng.
Ông Otterbein cảnh báo rằng, mọi người cần phải nhạy cảm hơn với căn bệnh này.
Theo chuyên gia này, các bào tử nấm cũng có thể được lây lan bởi những con chó chạy rông. Theo đó, ông khuyến cáo người nuôi chó cần xích chó lại.
Phương Đăng
Về nước hay ở lại - Nhật ký từ khu cách ly của du học sinh Anh Tôi nghĩ trở về là lựa chọn đúng đắn của mình, bởi đây mới là nơi tôi thuộc về. Và ở đó dẫu có bão táp, tôi vẫn tin rằng mình vẫn bình yên bên cạnh những người thân. Nguyễn Sử là nhà nghiên cứu tôn giáo. Anh du học ở Anh từ năm 2018 tại trường SOAS Univesity of London chuyên ngành...