Internet tại Myanmar gián đoạn diện rộng
Kết nối Internet tại Myanmar gián đoạn “trên quy mô quốc gia” khi hàng nghìn người xuống đường phản đối việc quân đội tiến hành đảo chính.
Nhóm giám sát mạng NetBlocks trong bài đăng trên Twitter ngày 6/2 cho biết dữ liệu truyền qua mạng Internet thời gian thực tại Myanmar giảm xuống còn 54% so với mức thông thường. Một số nhân chứng cho biết dịch vụ mạng di động và kết nối Wifi đã ngừng hoạt động.
Sự cố xảy ra trong bối cảnh khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon, đánh dấu cuộc biểu tình có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị quân đội bắt hôm 1/2. Kết nối Internet tại Myanmar cũng bị gián đoạn diện rộng vào ngày quân đội tiến hành đảo chính.
Thiết giáp lội nước BRDM-2MS dẫn đầu đoàn xe quân sự tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar, ngày 4/1. Ảnh: Reuters .
Trước đó, đại diện hãng viễn thông Telenor cho biết các bên cung cấp dịch vụ Internet và di động nhận lệnh chặn truy cập mạng xã hội Twitter và Instagram “tới khi có thông báo mới”, sau động thái chặn Facebook hôm 5/2. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar chưa bình luận về sự cố gián đoạn kết nối và việc hai mạng xã hội bị chặn.
Video đang HOT
Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Suu Kyi và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền, với cáo buộc có hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Cảnh sát Myanmar cáo buộc Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội Myanmar ngày 2/2 cảnh báo dân chúng không đăng những “tin đồn trên mạng xã hội” có thể kích động “bạo loạn và gây bất ổn”. Facebook cùng ngày xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar.
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
Cảm xúc lẫn lộn tại Myanmar sau vụ bắt Aung San Suu Kyi
Nhiều người dân đổ ra đường phố Yangon thể hiện ủng hộ tướng Min Aung Hlaing, nhưng không ít người giận dữ khi bà Suu Kyi bị bắt.
Hàng đoàn người ủng hộ tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing hôm nay đổ ra đường phố trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất nước này. Họ ngồi trên các đoàn xe bán tải và vẫy quốc kỳ để ăn mừng vụ bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền.
"Hôm nay là ngày mà người dân hạnh phúc", một tu sĩ phát biểu trước đám đông ủng hộ quân đội.
Người ủng hộ tướng Min Aung Hlaing xuống đường tại Yangon hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, nhiều người dân cùng thành phố lại tỏ ra lo lắng, tức giận và chán nản. "Tôi thấy giận dữ. Tôi không muốn có thêm chính quyền quân quản. Điều này giống như thời kỳ cai trị quân sự. Tất cả đều biết người được chúng tôi bỏ phiếu", Zizawah, doanh nhân 32 tuổi ở Yangon, cho hay.
"Chúng tôi có một cuộc bầu cử hợp pháp. Người dân bầu cho người được họ ủng hộ. Bây giờ chúng tôi không được luật pháp bảo vệ, tất cả đều thấy bất an và lo sợ", Theinny Oo, cố vấn phát triển kinh tế, cho hay.
Thông tin về vụ quân đội bắt bà Suu Kyi đưọc công bố trên truyền thông trong bối cảnh kết nối Internet và di động khắp Myanmar ngừng hoạt động. Nhiều người dân đổ xô đi rút tiền, nhưng hàng loạt cây ATM ngừng hoạt động sau khi các ngân hàng thông báo đóng cửa vô thời hạn.
Các khu chợ chật kín người tìm mua nhu yếu phẩm để tích trữ. "Tôi đi chợ đến hai lần vào sáng nay để mua gạo và hàng tạp hóa. Tôi không biết điều gì đang diễn ra. Tôi hơi sợ", một cư dân 19 tuổi ở quân Yankin cho hay.
Không có dấu hiệu cho thấy xuất hiện biểu tình chống quân đội ở Yangon hoặc thủ đô Naypyidaw, bất chấp tài khoản Facebook thuộc đảng NLD cho biết bà Suu Kyi kêu gọi người dân "không chấp nhận đảo chính" và xuống đường phản đối.
Một chốt kiểm soát của quân đội tại thủ đô Naypyidaw hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Bà Suu Kyi được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành "lãnh đạo thực quyền" của Myanmar, song vẫn giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, danh tiếng quốc tế của bà Suu Kyi đã bị ảnh hưởng do những cáo buộc xung đột sắc tộc với cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi của Myanmar. Quốc gia này phủ nhận cáo buộc và tuyên bố từ lâu chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố.
Đảng NLD giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri và yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo, nhưng uỷ ban không đồng ý.
Myanmar chặn Facebook Các nhà cung cấp mạng Internet ở Myanmar chặn truy cập vào dịch vụ thuộc sở hữu của Facebook từ ngày 4/2 theo chỉ thị của chính phủ. Bộ Thông tin và Truyền thông Myanmar trong thông cáo cho biết Facebook sẽ bị chặn tại nước này tới 7/2 vì "sự ổn định". "Những kẻ gây khó khăn cho sự ổn định của...