Internet tại Cuba: Từ 5 USD/giờ và những hy vọng mới
Ở Cuba, chỉ khoảng 3 hoặc 4% dân số có điều kiện tiếp cận internet và họ phải trả cỡ 5 USD cho một giờ được “online”, tuy nhiên đã có những chuyển biến tích cực vào lúc này.
Việc sử dụng internet ở Cuba còn khó khăn và nhiều hạn chế – Ảnh: Reuters
Thủ đô Havana của Cuba sẽ là nơi tổ chức hội nghị Cộng đồng internet khu vực Mỹ Latin và Caribbean (LACNIC) vào tháng 5.2016, theo báo Guardian (Trinidad và Tobago). Đây là lần thứ 2 Havana đứng ra làm chủ nhà một hội nghị về internet. Tuy nhiên, trong bối cảnh được gỡ bỏ cấm vận, thông tin lần này đang tạo ra một hy vọng mới trong câu chuyện dài về internet ở nước này.
“Thế kỷ 21 đã bỏ chúng tôi lại phía sau”
Hôm 30.5, trang tin Global Post (trụ sở tại Mỹ) đăng tải câu chuyện người dân Cuba hồ hởi kéo đến Văn phòng Lợi ích Mỹ (văn phòng nằm trong Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Havana, đây là cơ quan đại diện cho lợi ích của nước Mỹ tại Cuba) để… dùng internet miễn phí.
“Cuba vẫn là một trong những môi trường internet, công nghệ thông tin, truyền thông khắc nghiệt nhất thế giới”, International Business Times ngày 10.5 dẫn kết luận từ Freedom House, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở tại Washington.
“Có thực tế là nơi đây không có quyền truy cập vào các ứng dụng internet khác ngoài email, do sự chậm chạp của việc kết nối, chi phí vào mạng cao…”, theo kết luận của Freedom House.
Theo International Business Times, Chính phủ Cuba chỉ cho phép một nhóm chuyên gia nhất định được dùng internet tại nhà, bao gồm nhân viên nhà nước, nghệ sĩ, học giả… Những người khác có thể vào mạng từ các trung tâm internet nhà nước hoặc các khách sạn sang trọng. Tuy nhiên mức giá phải trả cho từ nửa giờ đến một giờ sử dụng là khoảng 5 USD, tương đương thu nhập trung bình một tuần của người Cuba.
Video đang HOT
Thậm chí, cả khi đã vào internet thì đường truyền vẫn rất chậm. Mô tả của International Business Times và trang Guardian đều khẳng định ngoại trừ email và ký tự, các nội dung hình ảnh hay video clip phải mất vài giờ mới tải về được.
“Ngay bây giờ, có cảm giác thế kỷ 21 đã bỏ chúng tôi lại phía sau. Cả khi được lên mạng thì cũng rất chậm, phải mất nhiều giờ chờ đợi các thông tin tải về. Nhưng chúng tôi đều đang mong đợi. Những người trong lĩnh vực của tôi đã sẵn sàng cho một Cuba có internet, bất cứ khi nào ngày đó đến”, ông Carlos Leyva, một chủ cửa hàng sửa chữa máy tính tại Cuba, nói với International Business Times.
Tương lai nào cho internet tại Cuba?
Việc Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ hồi cuối năm 2014 là một sự kiện lịch sử. Nó mở ra lối đi cho nền kinh tế Cuba, cho tiến trình hội nhập quốc tế và đương nhiên cả những mong muốn được kết nối với thế giới thông qua internet của người Cuba.
Việc tháo bỏ cấm vận tại Cuba là lúc các công ty quốc tế bắt đầu quá trình xâm nhập vào thị trường mới mẻ tại đây.
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Chủ tịch Cuba Raul Castro mang nhiều ý nghĩa về đường hướng mở cửa của Cuba – Ảnh: Reuters
Trong chuyến thăm Cuba hôm 11.5 vừa qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa theo gần 20 giám đốc điều hành, trong đó đáng chú ý có đại diện công ty viễn thông Orange, theo tờ The Guardian (Anh).
Orange cũng như các nhà mạng lớn của Mỹ như AT&T, NOKIA, Verizon… đều rất muốn thâm nhập vào thị trường Cuba khi nhìn thấy nhu cầu về internet tại đây. Động thái “mở cửa” trong quan hệ của Cuba với Mỹ kéo theo các thỏa thuận kinh tế, giao thương, doanh nghiệp, chính là lối thoát cho rất nhiều vấn đề sắp tới.
Mặt khác, người dân Cuba hiện nay đang ngày càng sử dụng điện thoại phổ biến hơn, đặc biệt là những chiếc điện thoại thông minh có thể kết nối internet, theo ghi nhận của International Business Times.
Trong năm 2011, có 1,3 triệu người Cuba (tương đương 11% dân số) có điện thoại di động, tăng đáng kể so với con số 443.000 của năm 2009. Người Cuba bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến điện thoại thông minh. Họ thường mua các thiết bị này từ Ecuador sau những chuyến du lịch, hoặc nhờ người thân ở Mỹ mang về.
Hồi đầu tháng này, trang web cung cấp dịch vụ thuê nhà trực tuyến Airbnb cũng mở thêm chuyên mục cung cấp phòng tại Cuba. Những ứng dụng, dịch vụ từ internet đang kéo theo nhiều lợi ích về xã hội, việc làm. Vấn đề hiện tại chỉ còn là cơ sở hạ tầng internet. Một khi giải quyết được vấn đề này, đó có thể sẽ là bước ngoặt trong sự phát triển của Cuba.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam-Algeria
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân, chiều tối 31/5, theo giờ địa phương, tức đêm 31, rạng sáng 1/6 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam-Algeria tại Nhà khách Chính phủ El Mithak, Thủ đô Algiers.
Tham dự buổi Đối thoại, về phía Việt Nam có các thành viên đoàn chính thức; về phía Algeria có Bộ trưởng Công nghiệp và Mỏ, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành khác cùng gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria.
Phát biểu tại cuộc Đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rất coi trọng và đánh giá cao tiềm năng hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Algeria. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng cuộc Đối thoại này sẽ tạo nền tảng quan trọng để hiện thực hóa các dự án hợp tác đầu tư, thương mại cụ thể giữa hai nước trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Algeria cùng có truyền thống đấu tranh kiên cường giành độc lập, đi theo đường lối đối ngoại độc lập, không liên kết. Hai nước cũng là bạn bè truyền thống, có quan hệ hữu nghị tốt đẹp, luôn ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam và Algeria. Giới thiệu vắn tắt về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 18.220 dự án FDI và tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 260 tỷ USD. Theo điều tra của UNCTAD năm 2014, Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về mức độ hấp dẫn đầu tư. Việt Nam cũng đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng các chính sách ưu đãi có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực.
Việt Nam đang chủ động, tích cực triển khai chính sách hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. Việt Nam đang nỗ lực cùng các nước ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015; đã chính thức ký Hiệp định Thương mại Tự do với Hàn Quốc và mới đây là Liên minh kinh tế Á - Âu. Việt Nam dự kiến sẽ sớm ký chính thức Hiệp định Thương mại Tự do với EU và đang tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với triển vọng hoàn tất 14 Hiệp định Thương mại Tự do trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20. Khi đó, Việt Nam sẽ là cửa ngõ quan trọng để doanh nghiệp Algeria tiếp cận thị trường các nước ASEAN cũng như Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giới thiệu về thị trường Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam hiện đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm như gạo, cà phê, hàng dệt may, điện tử và có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm, cơ khí, năng lượng dầu khí... Hiện nay, Việt Nam đang tập trung thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực: hạ tầng, năng lượng tái tạo - năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp, dịch vụ chất lượng cao.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Algeria hợp tác trong các dự án về khai khoáng, năng lượng, viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng, hàng tiêu dùng, nông nghiệp... tại Việt Nam; đề nghị doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, tăng cường xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng may mặc và giầy dép, dược phẩm và du lịch sang Algeria; tìm kiếm cơ hội nhập khẩu các sản phẩm dầu khí, hóa dầu từ Algeria. Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ và các đối tác Algeria tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia thi công, đầu tư các công trình hạ tầng, nhà ở, cung cấp lao động cho thị trường Algeria.
Tại cuộc Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời đại diện một số tập đoàn, doanh nghiệp Algeria quan tâm đến việc đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực như hóa chất, khai thác dầu khí, nông nghiệp, dệt may... Thủ tướng khẳng định tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn; đề nghị doanh nghiệp hai nước cùng bàn bạc tìm ra các phương án hợp tác thích hợp cho cả hai bên trên tinh thần hữu nghị truyền thống tốt đẹp, hợp tác cùng phát triển vì lợi ích của hai nước.
Sau Đối thoại, Thủ tướng đã tiếp một số doanh nghiệp lớn của Algeria trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dệt may, chăn nuôi và rượu vang đang mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam để thúc đẩy hợp tác làm ăn cùng có lợi.
Theo TTXVN
Tìm thấy hơn 8 thi thể ở trại buôn người tại Thái Lan Hơn 8 thi thể được tìm thấy từ ngôi mộ tập thể ở một trại buôn người tại quận Sadao, tỉnh Songkhla (miền nam Thái Lan), theo Bangkok Post ngày 2. Nhân viên cứu hộ khiêng xác nạn nhân từ ngôi mộ tập thể tại quận Sadao, tỉnh Songkhla (miền nam Thái Lan) - Ảnh: AFP Những thi thể này được cho là...