Interfax-AVN: Việt Nam đóng thêm 4 tàu tên lửa Molniya nâng cấp
Việt Nam có thể sẽ ký hợp đồng đóng thêm 4 tàu tên lửa lớp Molniya nâng cấp trong năm 2015.
Hợp đồng đóng thêm 4 tàu tên lửa Project 1241.8 nâng cấp sẽ có thể được Nga và Việt Nam ký kết trong năm 2015, ông Oleg Belkov – Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel nói với hãng tin Interfax-AVN tại triển lãm hải quân và hàng không quốc tế LIMA 2015 đang diễn ra trên đảo Langkawi, Malaysia.
Theo một hợp đồng được ký kết trong năm 2013, Việt Nam đã nhận được 2 tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên do Nga sản xuất và thêm 6 tàu cùng loại được đóng và lắp ráp theo giấy phép tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở trong nước. Việc đóng mới chiếc tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên theo giấy phép tại Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2010 và có hiệu lực đến hết năm 2016.
“Phía Việt Nam muốn tiếp tục duy trì một chu trình chế tạo lớp tàu tên lửa Molniya, họ không muốn hủy bỏ những cơ sở đã có. Trong năm 2015, hai bên sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện việc mua bán các trang thiết bị cần thiết. Sang năm 2016, sẽ bắt đầu việc chế tạo”, ông Belkov nói.
Trong năm 2015, Việt Nam có thể sẽ ký thêm hợp đồng đóng tiếp 4 tàu tên lửa Molniya nâng cấp các thiết bị trên khoang.
Theo ông Belkov, hợp đồng cho 4 tàu tên lửa Project 1241.8 phiên bản mới (nâng cấp các thiết bị trên khoang) có thể được Nga và Việt Nam ký kết trong năm 2015.
Về việc bảo đảm các động cơ tuabin khí trang bị cho 4 tàu tên lửa Project 1241.8 nâng cấp, nhà máy Zorya-Mashproekt ở Nikolayev (Ukraina) sẽ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một cách động lập mà không chịu ảnh hưởng nào bởi mối quan hệ giữa Nga – Ukraina hiện nay bởi các động cơ này sẽ được công ty của Ukraina trực tiếp cung cấp cho Việt Nam. Ông Belkov cũng lưu ý rằng các tàu tên lửa này cũng có thể tùy chọn sử dụng động cơ do Nga sản xuất.
Video đang HOT
Trước đó, đã có thông tin rằng Việt Nam sẽ tự đóng theo giấy phép 6 tàu tên lửa Molniya ở trong nước. Sau đó, dựa vào kết quả đánh giá khả năng hoạt động thực tế của các tàu chiến này, Việt Nam có thể sẽ đặt đóng thêm 4 tàu Molniya tiếp theo, nâng lên con số 10 tàu chiến như vậy được đóng tại Việt Nam.
Hiện tại, cặp tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên M1 (HQ-377) và M2 (HQ-378) đã được nhà máy đóng tàu Ba Son bàn giao cho Hải quân Việt Nam, cặp tàu thứ hai M3, M4 đang trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và thử nghiệm trên biển và cặp tàu thứ ba M5, M6 đang trong giai đoạn chế tạo.
Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, có tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1.650 đến 2.400 hải lý. Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…
Về hệ thống vũ khí, với hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E có tầm bắn 130 km. Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176M, có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước, và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M có tầm bắn 4-5 km và nhịp bắn 4.000-5.000 phát/phút.
Theo Đất Việt
Tàu tên lửa Myanmar tự đóng có so sánh được với Molniya?
Với 10 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ FAC-M đã được lên kế hoạch đóng mới sẽ đưa Hải quân Myanmar trở thành một lực lượng đáng nể trong khu vực.
Trang mạng navyrecognition mới đây đã đưa tin về việc Hải quân Myanmar chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ FAC-M (Fast Attack Craft Missile) thứ hai mang số hiệu 492 sau một thời gian dài chạy thử nghiệm trên biển.
Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa tàng hình FAC-M thứ nhất của Myanmar mang số hiệu 491 được hạ thủy năm 2012.
Theo kế hoạch đến năm 2021, Hải quân Myanmar sẽ đóng tất cả 10 chiếc FAC-M (chiếc cuối cùng mang số hiệu 500), đưa nước này trở thành quốc gia có lực lượng tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ nhiều và mạnh hàng đầu khu vực.
FAC-M của Myanmar chính là phiên bản tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Azmat mà Trung Quốc đã chế tạo và chuyển giao cho Hải quân Pakistan.
Hiện tại các thông số kỹ thuật của tàu chưa được công bố rõ ràng, chỉ biết FAC-M có chiều dài khoảng 49 m và lượng giãn nước 500 tấn với thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar.
Các trang thiết bị điện tử trên tàu như radar, cảm biến và hệ thống quản lý tác chiến do Trung Quốc và Nga chế tạo, tương tự những tàu tuần tra ven bờ của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Vũ khí trang bị của FAC-M gồm 1 pháo phòng không cao tốc kiểu AK-630 cỡ 30 mm do Trung Quốc chế tạo với tháp pháo đã được cải tiến tối ưu hóa cho việc tàng hình bố trí phía trước tàu.
Phía sau đuôi tàu là 4 tên lửa hành trình chống hạm cận âm bay bám biển C-802/ C-802A có tầm bắn 120/ 180 km, mang theo đầu đạn nặng 165 kg và 2 pháo phòng không 4 nòng cỡ 23 mm Type 85 (Trung Quốc sao chép dựa trên pháo ZU-23 của Nga).
Nếu so sánh với tàu hộ vệ tên lửa Molniya 1241.8 của Việt Nam thì FAC-M của Myanmar có hệ thống điện tử, hỏa lực pháo, tên lửa chống hạm lẫn phòng không đều yếu hơn nhưng lại có ưu điểm ở thiết kế tàng hình tiên tiến.
Theo Tri Thức
Hải quân Việt Nam sẽ có số tàu tên lửa Tarantul/Molniya đứng thứ 2 thế giới? Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ vươn lên giữ vị trí số 2 trong danh sách các quốc gia có nhiều tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Tarantul/Molniya trong biên chế. Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Dự án 1241 được nghiên cứu, phát triển cho Hải quân Liên Xô từ cuối thập niên 1970 để thay thế tàu tên...