Intel trì hoãn triển khai chip 7 nm
Intel đã trì hoãn việc giới thiệu chip xử lý quy trình 7 nanomet (nm) của mình trong sáu tháng, đồng thời chuyển trọng tâm sang các sản phẩm dựa trên 10 nm.
Sự chậm trễ của Intel chính là một trong những lý do khiến Apple tập trung vào chip ARM
Theo Apple Insider, nhà sản xuất chip đã thông báo sự chậm trễ trong báo cáo thu nhập quý 2/2020. Trước đó, công ty dự đoán sẽ cung cấp chip 7 nm vào năm 2021. Intel cho biết nguyên nhân chính của sự chậm trễ là các vấn đề về năng suất.
Video đang HOT
Intel cho biết họ sẽ tiếp tục tập trung vào dòng chip 10 nm của mình trong thời gian tạm thời, bao gồm các sản phẩm “Tiger Lake” mới và chip máy chủ “Ice Lake” đã lên kế hoạch trước đó. Được biết một số máy Mac thế hệ hiện tại, như MacBook Pro 16 inch, sử dụng bộ vi xử lý Ice Lake thế hệ thứ 10. Về phần mình, Apple đã sử dụng quy trình sản xuất chip 7 nm cho dòng A-series kể từ năm 2018.
Tốc độ phát triển chậm chạp của Intel có thể là lý do khiến Apple chuẩn bị từ bỏ chip Intel để ủng hộ việc tạo chip Apple Silicon. Tại WWDC mới đây, công ty tuyên bố quá trình chuyển đổi sẽ mất khoảng 2 năm.
Bên cạnh việc trì hoãn chip 7 nm, Intel cũng cho biết kết quả thu nhập tốt hơn mong đợi trong quý vừa qua. Điều này chủ yếu dựa trên việc tiếp tục kinh doanh từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Intel tiếp tục chậm chân hơn đối thủ, chip 7nm bị hoãn đến năm 2022
Intel vẫn mắc kẹt với các chip xử lý 10nm, trong khi AMD đã cho ra mắt những con chip 7nm.
Intel cuối cùng cũng đã cho ra mắt các chip xử lý dựa trên tiến trình sản xuất 10nm, sau nhiều năm trì hoãn. Tuy nhiên, Intel tiếp tục gặp khó khăn với tiến trình 7nm thế hệ tiếp theo. Dự kiến, việc ra mắt các con chip 7nm sẽ bị trì hoãn, ít nhất là cho đến năm 2022.
Trong bản ghi nhớ được công bố cùng với báo cáo tài chính Q2/2020, thời gian ra mắt các con chip 7nm đã bị hoãn lại 6 tháng so với dự định trước đó. Theo kế hoạch ban đầu, những con chip thế hệ mới này sẽ được ra mắt vào cuối năm 2021.
Intel cũng thừa nhận rằng các vấn đề gặp phải khi sản xuất trên tiến trình 7nm đã khiến cho tiến độ bị chậm trễ khoảng 1 năm, so với lộ trình nội bộ. Trong khi đó, đối thủ AMD đã ra mắt các chip Ryzen 4000 dựa trên kiến trúc 7nm cách đây nhiều tháng, vượt trội hơn so với Intel.
Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của Intel vẫn rất khả quan. Bộ phận sản xuất chip cho máy tính cá nhân của Intel đã đạt doanh thu 9,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Intel cho biết doanh số đã tăng mạnh trong đợt dịch bệnh Covid-19, vì số lượng laptop bán ra tăng mạnh để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà.
Tổng doanh thu trong Q2/2020 của Intel cũng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 19,7 tỷ USD. Phần lớn sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ bộ phận giải pháp bộ nhớ và trung tâm dữ liệu.
Tuy nhiên, rõ ràng Intel đang thụt lùi hơn so với các đối thủ khác, như AMD hay TSMC. Việc Apple thay thế chip Intel bằng chip ARM tự sản xuất cũng sẽ tạo ra một xu hướng mới, đó là sử dụng chip di động cho laptop. Nếu các nhà sản xuất khác cũng học tập theo Apple, chắc chắn Intel sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Intel ra mắt cổng Thunderbolt 4: băng thông 40Gb/s, xuất 8K Intel mới đây đã công bố chuẩn kết nối mới nhất Thunderbolt 4 đạt tốc độ 40Gb/s, xuất hình ảnh 8K Thunderbolt 4 không quá khác biệt so với Thunderbolt 3, băng thông vẫn là 40Gb/s, con số này cao gấp đôi so với tốc độ của USB4 là 20Gb/s. Tuy nhiên nếu như Thunderbolt 3 chỉ xuất được cho 1 màn hình...