Intel đối mặt với án phạt lên đến 1 tỷ đô vì vi phạm bằng sáng chế
Intel đã thua trong một vụ kiện khác về vi phạm bằng sáng chế CPU với công ty VSLI. Mức án phạt lần này đã lên đến 948,8 triệu đô là bao gồm các hành vi vi phạm có trong dòng CPU Cascade Lake và Skylake của Intel.
Hiện tại, vẫn chưa rõ bản án này có được áp dụng trên tất cả các dòng CPU sử dụng kiến trúc Skylake không hay chỉ có hiệu lực đến thế hệ Skylake ban đầu vào năm 2015.
Án phạt 1 tỷ đô liên quan đến bằng sáng chế CPU của Intel
Sơ lược, VSLI là một công ty sở hữu các bằng sáng chế cuối cùng thuộc tập đoàn Softbank. Tập đoàn Nhật Bản này cũng có một số cổ phần đầu tư giúp kiểm soát ARM, thiết kế CPU của vương quốc Anh, điện thoại thông minh, máy tính bảng và một số thiết bị năng lượng khác.
Video đang HOT
Không thể tránh được, Intel đã không đồng ý với quyết định đến từ bồi thẩm đoàn liên bang vùng Texas để trao gần 1 tỷ USD cho VSLI. Bên cạnh đó, quyết định này của họ đã chứng minh rằng hệ thống bảo vệ bằng sáng chế của Hoa Kỳ cần được cải tiến khẩn cấp. Với Intel, công ty cho biết họ sẽ kháng cáo với quyết định này.
Vào tháng 3 năm nay đã có một vụ kiện khác giữa Intel và VSLI. Kết quả, VSLI có lợi và Intel phải bồi thường khoảng tiền lên đến 2.2 tỷ USD. Bên cạnh đó, “mối quan hệ” này giữa Intel và VSLI sẽ được tiếp tục khởi kiện tại tòa án Hoa Kỳ vào cuối năm nay.
Trên thế giới của các bằng sáng chế công nghệ cao, những xung đột như trên xảy ra khá phổ biến đối với các nhà sản xuất. Và rất khó để một nhà sản xuất xây dựng một bộ vi xử lý hiện đại mà không áp dụng những công trình nghiên cứu trước đó. Và điều này khá giống với cách làm của Intel hiện nay.
Moderna kiện Pfizer và BioNTech vì đánh cắp công nghệ vắc-xin Covid-19
Moderna kiện Pfizer và BioNTech vì đánh cắp công nghệ vắc-xin Covid-19
"Moderna tin rằng vắc-xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech đã vi phạm bằng sáng chế mà Moderna nộp từ năm 2010-2016, bao gồm công nghệ mRNA nền tảng của Moderna. Công nghệ đột phá này rất quan trọng đối với quá trình phát triển vắc-xin mRNA Covid-19 của Moderna - Spikevax. Pfizer và BioNTech đã sao chép công nghệ đó mà không có sự cho phép của Moderna" - Moderna viết trong đơn kiện.
Hãng dược này tuyên bố họ "không định loại bỏ vắc-xin Covid-19 của Pfizer khỏi thị trường hoặc ngăn chặn việc bán vắc-xin trong tương lai cũng như không yêu cầu bồi thường thiệt hại từ doanh thu bán vắc-xin trong những trường hợp cụ thể". Những trường hợp này bao gồm việc bán vắc-xin Covid-19 ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
"Moderna mong đợi các công ty như Pfizer và BioNTech tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi và sẽ xem xét cấp giấy phép hợp lý về mặt thương mại nếu họ đề nghị cấp giấy phép cho các thị trường khác. Pfizer và BioNTech đã không làm như vậy" - Moderna cho biết.
Vắc-xin Covid-19 của Moderna. Ảnh: AP
Ngoài ra, hãng dược này dẫn chứng Pfizer đã "vi phạm bằng sáng chế của họ bằng cách chuyển hướng sang một loại vắc-xin có biến đổi hóa học mRNA giống như vắc-xin Spikevax".
Các nhà khoa học của Moderna được cho là bắt đầu phát triển biến đổi hóa học này để tránh gây ra sự cố về miễn dịch khi mRNA được đưa vào cơ thể người năm 2010. Moderna cũng khẳng định họ là đơn vị đầu tiên xác nhận nó trong các thử nghiệm trên người vào năm 2015.
"Pfizer và BioNTech đã sao chép cách tiếp cận của Moderna để mã hóa cho protein đột biến trong công thức hạt nano lipid dành cho virus gây ra dịch Covid-19. Các nhà khoa học của Moderna đã phát triển phương pháp này khi họ tạo ra một loại vắc-xin phòng chống virus gây ra Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) nhiều năm trước khi Covid-19 xuất hiện lần đầu tiên" - Moderna cho biết thêm.
Intel thoát án phạt chống độc quyền hơn 1 tỉ euro tại châu Âu Intel vừa giành chiến thắng trong một vụ kiện chống độc quyền kéo dài, từng khiến cho nhà sản xuất chip của Mỹ bị Ủy ban châu Âu phạt khoản tiền kỷ lục. Theo Engadget, tòa án ở châu Âu vừa lật lại khoản tiền phạt 1,06 tỉ EUR đối với Intel vào năm 2009. Ở thời điểm đó, Ủy ban châu Âu...