INS Vikramaditya thiếu khả năng phòng không đến bao giờ?
Ngày 26/11/2013, trang mạng Defencenews đưa tin, sau 5 năm chậm trễ tiếp nhận tàu sân bay Vikramaditya, Hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian dài nữa, trước khi con tàu này được trang bị thêm hệ thống tên lửa phòng không Barak-8 theo yêu cầu của mình.
Hệ thống tên lửa phòng không hạm tầm xa (LRSAM) Barak-8 do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và công ty Israel Aerospace Industries (IAI) hợp tác phát triển, đang đối mặt với nhiều sự cố kỹ thuật, có nghĩa là tàu sân bay Vikramaditya sẽ di chuyển về đến Ấn Độ trong tình trạng không có hệ thống tên lửa phòng không.
Tàu sân bay INS Vikramaditya tại nhà máy đóng tàu Sevmash
Các quan chức Hải quân Ấn Độ thừa nhận rằng, tàu sân bay Vikramaditya về đến Ấn Độ mà vẫn phải chờ lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không của riêng mình, nhưng sẽ có hệ thống gây nhiễu điện tử tiên tiến, trang bị một hệ thống pháo bắn nhanh AK-630 để đánh chặn tên lửa và máy bay ở cự li gần. Ngoài ra, nó còn được trang vài bệ pháo hạm cỡ nòng 20mm và 30mm.
Video đang HOT
Chương trình LRSAM được Ấn Độ và Israel khởi xướng từ năm 2007. Theo kế hoạch, hệ thống tên lửa này sẽ phải sẵn sàng trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya vào năm 2014. LRSAM sẽ có một radar đa chức năng, một radar 3D băng tần S, một hệ thống chỉ huy, kiểm soát và 4 bệ phóng tên lửa, mỗi bệ gồm 8 quả tên lửa.
Mặc dù Israel Aerospace Industries (IAI) có thể độc lập lắp đặt một hệ thống phòng không như vậy, nhưng giữa họ và DRDO vẫn còn tồn tại những bất đồng về chuyển giao công nghệ. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ đã đề xuất với đối tác Israel về vấn đề trì hoãn thời điểm bàn giao hệ thống phòng không, nhưng IAI đã không chấp nhận. Khi 2 bên còn chưa thống nhất được phương án chuyển giao công nghệ, thì tạm thời INS Vikramaditya vẫn chưa được trang bị khả năng phòng không của nó.
Theo ANTD
Nhật phát triển mạnh radar săn chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc
Ngày 12-10, các quan chức Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình.
Theo các quan chức này, với sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới ngày càng tăng trên khắp thế giới, nên việc thiết kế những công nghệ như vậy cũng trở lên ngày càng cấp thiết.
Lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản đã lựa chọn máy bay tàng hình F-35 là máy bay chiến đấu chủ lực tiếp theo, trong khi Trung Quốc cũng có kế hoạch sớm đưa vào biên chế các loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-20, J-31...
Trong đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2014 bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu 3,7 tỷ yên (khoảng 37,7 triệu USD) cho nghiên cứu và phát triển loại radar này. Các quan chức nước này ước tính quá trình nghiên cứu và phát triển dự kiến sẽ phải mất ít nhất 6 năm, nên loại radar mới này khó có thể được đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm tới.
Bộ Quốc phòng nước này hy vọng sẽ sản xuất một radar có thể được lắp đặt trên các xe bọc thép, để cho phép radar có thể triển khai tới mọi miền đất nước. Hệ thống vũ khí mới này ban đầu được cho là sẽ được triển khai tại các địa điểm như trên Đảo Miyako, thuộc Okinawa, nhưng nằm gần không phận Trung Quốc, để bổ sung cho các căn cứ radar hiện tại.
Máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc như J-20 là mục tiêu trực tiếp mà Nhật nhắm tới
Ngoài ra, Nhật còn không ngừng đầu tư phát triển và nâng cấp các loại radar tiên tiến triển khai cố định. Để tăng cường khả năng giám sát và răn đe trên biển, chú trọng ngăn chặn cái gọi là "hành động xâm lược biển đảo", của "một số đối thủ tiềm tàng", ngoài việc tăng cường triển khai radar giám sát biển FPS-5 ở Okinawa, Nhật Bản còn triển khai radar chống tàng hình thế hệ mới nhất FPS-7.
Đây là loại radar cảnh giới, giám sát biển kiểu cố định rất hiện đại, có tính năng vượt trội các loại radar thế hệ cũ, vừa có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, vừa có năng lực phòng thủ tên lửa... FPS-7 là loại anten đầu tiên của Nhật Bản áp dụng công nghệ anten radar bãi rộng, nâng cao cực đại tính linh hoạt, phạm vi giám sát và độ nhạy của anten.
Cùng với các dự án đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch sẽ bắt đầu nghiên cứu phát triển một hệ thống kiểm soát hỏa lực có thể đánh chặn - thông qua các tên lửa đất đối không - các máy bay chiến đấu tàng hình do hệ thống radar mới này phát hiện, nếu máy bay được cho là chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.
Theo ANTD
Indonesia - Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác cùng phát triển xe tăng Quân đội Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký các thỏa thuận chung nhằm hợp tác trong việc phát triển xe tăng hạng trung và các thiết bị thông tin liên lạc. Kế hoạch hợp tác này nằm trong chương trình thúc đẩy hợp tác phát triển và chuyển giao công nghệ cho các công ty chế tạo quốc phòng trong nước của...