[Ìnographic] Nga điều lựu pháo tự hành SAU 152mm Akatsiya sang Syria tiêu diệt khủng bố IS
Mới được đưa đến chiến trường Syria cách đây không lâu, các SAU Akatsiya có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho robot theo yêu cầu.
Nguồn tin từ trang mạng xã hội MaxPark cho biết: Trong trận chiến ở Latakia, bộ quốc phòng Nga đã điều đến Syria một tổ hợp C4I2 “Andromeda-D”, 6 tổ hợp robot quân sự “Platform-M” và bốn tổ hợp robot “Argo”. Yểm trợ các robot tấn công là các tổ hợp lựu pháo tự hành 152 mm “Akatsiya”.
SAU 152mm Akatsiya là một pháo tự hành với cỡ nòng 152mm của Liên Xô, được phát triển vào năm 1968 nhằm đối phó lại vũ khí tương tự của Mỹ là pháo tự hành M109 155 mm.
Việc phát triển bắt đầu với nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra ngày 4-7-1967. Cho đến nay, loại pháo này vẫn thể hiện tốt được nhiệm vụ chi viện hỏa lực và tiêu diệt sinh lực địch cố thủ trong những tuyến phòng ngự, và lần tham chiến gần nhất là chúng đang tham gia tiêu diệt khủng bố tại Syria.
Theo_An ninh thủ đô
Sức mạnh kinh người lựu pháo 152mm Nga chống quân IS
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa công bố chính thức nhưng nhiều khả năng loại lựu pháo Msta B 152mm đã được triển khai chống phiến quân IS.
Video đang HOT
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa công bố chính thức nhưng nhiều khả năng loại lựu pháo Msta-B 152mm đã được triển khai chống phiến quân IS.
Dù vô tình hay cố ý nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã để lộ vị trí một đơn vị pháo binh của nước này tại tỉnh Homs, phía Tây Syria, trong một cuộc họp báo vào hôm 17/1, và đơn vị pháo binh này của Nga tại Syria được trang bị lựu pháo Msta-B 152mm. Trong ảnh là bản đồ phân bố các đơn vị Nga tại Homs được công bố hôm 17/11.
Hình ảnh được cho là trận địa pháo Msta-B của Nga tại Homs.
Lựu pháo 2A65 Msta-B được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1987. Mặc dù thời điểm đó Quân đội Liên Xô đã sở hữu khá nhiều các dòng pháo phản lực phóng loạt có hỏa lực áp đảo các loại pháo kéo thông thường nhưng 2A65 "Msta-B" vẫn được trọng dụng vì khả năng vượt trội của nó.
2A65 Msta-B được Cục thiết kế Titan của Liên Xô phát triển từ năm 1976 đến 1986 trước khi được chọn làm mẫu pháo tiêu chuẩn cho các đơn vị pháo binh Liên Xô và sau này là Nga.
Hiện tại Quân đội Nga đang sở hữu ít nhất 750 đơn vị pháo 2A65 Msta-B trong biên chế, ngoài khả năng bắn các loại đạn pháo 152mm thông thường, nó còn được cho là có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Về mặt thiết kế 2A65 Msta-B có hình dáng tương tự như các dòng pháo kéo từng được Liên Xô chế tạo, với nòng pháo 152mm được lắp loa giảm giật ba khoang và cơ chế nạp đạn pháo bán tự động với đầu đạn và liều phóng nạp riêng rẽ, thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng cho thiết bị giảm giật.
Pháo kéo 2A65 "Msta-B" 152mm được trên khung bệ bánh lốp cùng với hai càng pháo, khi càng pháo được hạ xuống thì một trụ thủy lực dưới bệ pháo sẽ được nâng lên giúp giữ ổn định toàn bộ khung thân pháo khi khai hỏa.
Về đạn pháo 152mm, 2A65 "Msta-B" có thể bắn chung đạn với dòng pháo tự hành MSTA-S như đạn pháo OF-45, đạn pháo tăng tầm OF72, OF58 và OF73 với tầm bắn tối đa là gần 29km .Ngoài ra nó còn có thể bắn được cả đạn chống tăng OF-23 với tầm bắn khoảng 26km hay các loại đạn pháo thông minh Krasnopol dẫn đường bằng laser.
Ngoài biến thể pháo kéo, pháo chính 152mm của 2A65 "Msta-B" cũng được Quân đội Liên Xô sử dụng để phát triển mẫu pháo tự hành 2S19 "Msta-S" 152mm. Dòng pháo tự hành này được đưa vào trang bị chỉ sau hai năm sau khi 2A65 "Msta-B" được đưa vào hoạt động chính thức.
2A65 "Msta-B" được đặt trên khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, nó có tầm bắn tối đa là 29km và có thể lên tới 36km với đạn tăng tầm. Tốc độ bắn của 2A65 "Msta-B" có thể đạt tới 8 phát/phút.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
5 vũ khí nguy hiểm nhất của NATO Tiêm kích F-16, lựu pháo tự hành PZH-2000, tàu ngầm Type-212 là ba trong những vũ khí đáng sợ của khối quân sự NATO. F-16 là tiêm kích chủ lực của NATO. Ảnh: National Interest Tiêm kích F-16 Tiêm kích F-16 hiện phục vụ trong quân đội nhiều quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Bỉ, Đan Mạch,...