[Infographics] Hành trình tìm kiếm 2 phi công tiêm kích Su-22 gặp nạn
Lực lượng tìm kiếm với sự tham gia của các đơn vị quân đội, cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân hiện vẫn chưa xác định được tung tích của các phi công.
Trần Quốc Lợi
Theo Dantri
Những hình ảnh từ hiện trường tìm kiếm Su-22 rơi
Sáng 17.4, lực lượng tìm kiếm, cứu hộ tiếp tục triển khai tại khu vực hai chiếc tiêm kích bom Su-22 rơi xuống biển. Thanh Niên Online cập nhật những hình ảnh từ hiện trường.
Việc tìm kiếm được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dụng và mắt thường. Khi phát hiện vật khả nghi, sẽ hạ xuồng tiếp cận vật nghi vấn. Hình chụp từ KN-781, phía xa là KN-782 đang tìm kiếm
Video đang HOT
Các tàu cá ngư dân cũng tham gia tìm kiếm
Lực lượng tìm kiếm được tăng cường thêm tàu CSB-2009. Trước đó, 3 thùng dầu phụ được kéo từ hiện trường về đã được đưa ngay về bờ để phục vụ công tác điều tra.
Việc tìm kiếm được thực hiện bằng các phương tiện chuyên dụng và mắt thường. Khi phát hiện vật khả nghi, sẽ hạ xuồng tiếp cận vật nghi vấn.
Lúc 7 giờ 30 các tàu đang khẩn trương tìm kiếm tại khu vực Su-22 rơi. Ngoài các tàu ngư dân và các lực lượng khác, lực lượng chủ công tìm kiếm bao gồm các tàu Kiểm ngư KN-781, KN-782, KN-767 và KN-833.
Thời tiết trên biển cấp 3 cấp 4, gió nhẹ, dễ quan sát ở cự ly xa.
Phao đánh dấu khu vực máy bay rơi do ngư dân thả từ hôm qua
Tàu chiến đấu của Quân chủng Hải quân tham gia tìm kiếm
Trước đó, trưa 16.4, một biên đội gồm 2 chiếc Su-22M4 cất cánh từ Thành Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khi đang tập luyện trên biển Bình Thuận đã gặp nạn, rơi xuống biển.
Hai chiếc tiêm kích bom Su-22M4 này thuộc Trung đoàn 937, sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân, chuyên bảo vệ Trường Sa.
Được biết, trung tá Lê Văn Nghĩa và đại úy Nguyễn Anh Tú khi đang điều kiển Su-22 tập luyện bổ nhào ngoài biển thì gặp nạn cách khu vực đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.
Bộ Quốc phòng huy động lực lượng tìm kiếm
Chiều 16.4, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có thông báo số 543/TM-TC, cho biết ngày 16.4, Trung đoàn Không quân 937, đóng quân ở sân bay Phan Rang tổ chức huấn luyện bay trong điều kiện cơ động phức tạp trên biển ở khu vực vùng biển tỉnh Bình Thuận.
Lúc 11 giờ 24 phút, Biên đội 2 máy bay Su-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10 - 20 km).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Trung tá Lê Văn Nghĩa, quê ở Huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội, hiện đang sinh sống tại quận 7, TP.HCM; còn Đại uý Nguyễn Anh Tú, quê ở Kiến Thụy, Hải Phòng, hiện gia đình đang ở Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Hiện các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang tích cực hoạt động tại hiện trường nhưng mới phát hiện và vớt được 3 thùng dầu phụ; chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc mất an toàn bay nghiêm trọng nêu trên và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị giải quyết hậu quả.
Theo Vietnam
3 thùng rỗng trên biển trùng với số hiệu máy bay Su-22 Sáng 17/4, Bộ Quốc phòng tiếp tục điều nhiều người, phương tiện tìm kiếm cứu hộ 2 phi công điều khiển Su-22 gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bình Thuận. Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn - Phó Tư lệnh quân chủng Phòng không, Không quân Việt Nam cho biết, các máy bay của Trung đoàn 937, sư đoàn 370 cất cánh từ sân...