[Infographic] Xe tăng M1 Abrams – lô cốt di động của lục quân Mỹ
Trong số các xe tăng hiện đại nhất hiện nay, thì M1 Abrahams là xe tăng được sản xuất với số lượng rất lớn. Nó đồng thời được sử dụng bởi lục quân Mỹ, Ai Cập, Ả Rập Saudi, Kuwait, Iraq và Australia.
M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Tên hiệu xe được đặt theo tên của Creigton Williams Abrams Jr, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ.
Đặc điểm nổi bật nhất của dòng xe M1 Abrams là hệ thống điều khiển hỏa lực rất hiện đại, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.850m bằng một viên đạn khi xe đang cơ động hành tiến với tốc độ 40km/h.
Kính ngắm tổ hợp quang – điện tử (Electro-Optical Systems Division), do công ty Hughes Aircraft sản xuất, của pháo thủ số 1 có hai chế độ bắn ngày – đêm, lắp đặt thiết bị đo laser và hệ thống ổn định tầm – hướng trên trục trường nhìn.
Ngoài ra, hệ thống kính ngắm được lắp đặt một thiết bị truyền quang ảnh trực tiếp telescopic, giúp chỉ huy chiếc tăng M1 Abram quan sát hình ảnh chiến trường trên kính ngắm của pháo thủ số 1, từ đó có thể khai hỏa đồng thời như pháo thủ số 1.
M1 Abrams cũng có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 3.000m ban đêm và 1.200m – trong điều kiện sương mù.
M1 Abrams – là xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tua bin khí đa nhiên liệu. động cơ AGT-1500 cho công suất đến 1.500 mã lực. Nhiên liệu sử dụng cho động cơ là dầu hỏa, dầu diesel và xăng. Số giờ máy sử dụng đến sửa chữa lớn là – 1.800 giờ, tương đương với 19.000km hoạt động.
Hệ thống chuyền động lực M1 Abrams là hệ thống thủy lực, được lắp đặt đồng bộ cùng với động cơ, bao gồm bộ li hợp dầu, hộp số thủy lực 4 số tiến và 2 số lùi.
Video đang HOT
Xe tăng có hiệu suất riêng rất cao – 28 sức ngựa/tấn, cho phép xe có khả năng cơ động nhanh dù tổng khối lượng khá nặng. Tốc độ cơ động nhanh trên đường nhựa là 72 km/h, trên đường đất là 55 km/h. Xe có thể kéo tốc độ lên đến 30km/h trong vòng 6,2s. Xe có thể vượt dốc 30o, vượt tường cao 1,2m, hào rộng đến 2,77m và vượt ngầm có độ sâu 1,2 m.
Trên xe tăng lắp đặt hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, hệ thống sẽ lọc độc không khí và kết nối với mặt nạ phòng độc của kíp xe. Hệ thống lọc độc này sẽ tạo ra áp suất trong khoang chiến đấu để cách ly với không khí bên ngoài.
Xe tăng M1 Abrams được lắp đặt các thiết bị cảm biến phát hiện vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ, thiết bị phòng cháy thân xe.
Cùng xem thông số của loại chiến xa hiện đại này qua infographic dưới đây:
Theo_An ninh thủ đô
UAV siêu nhỏ: Nga đuối sức trong cuộc đua với Mỹ
Theo ArmyTimes ngày 3/4, đến năm 2018, Lục quân Mỹ sẽ được trang bị loại UAV bỏ túi Black Hornet dùng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Theo giới thiệu, UAV Black Hornet Nano có chiều dài 10 cm, rộng 2,5 cm và nặng chỉ có 16 g. Black Hornet Nano được trang bị một camera tí hon có khả năng truyền cả video và ảnh. Nhờ các trực thăng này mà có thể đánh giá nhanh chóng tình hình khuất đằng sau góc nhà, từ nơi ẩn nấp hay từ sau vật cản. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn, Black Hornet Nano có khả năng làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nó được lắp 1 quả pin và có thể bay xa đến 800 m hoặc bay liên tục đến 30 phút. Prox Dynamics cho biết, UAV này có tầm bay đến 1 km, tốc độ tối đa có thể lên tới 36 km/h và được điều khiển nhờ GPS cũng như bằng bộ điều khiển video.
Ngoài ra, Black Hornet còn có chức năng máy lái tự động. Tổng trọng lượng của máy bay và hệ thống điều khiển là chưa đến 1 kg. Lục quân Mỹ khẳng định, UAV Black Hornet hoat đông gân như không phat ra tiêng đông va đươc thiêt kê chuyên biêt cho cac nhiêm vu trinh sat.
Ngoài UAV Black Hornet, hiện nay Mỹ cũng đang phát triển loại UAV siêu nhỏ khác trang bị cho Hải quân với tên gọi Goblin Shark - tên loai ca mâp chuyên sông ơ đay đai dương. Theo giơi thiêu cua nha san xuât Brock Technologies, UAV Goblin Shark co thê đươc sư dung trong cac nhiêm vu trinh sat đăc biêt. UAV cơ nho nay co thê chơ theo 230 gam thiêt bi, gôm cac loai cam biên khac nhau.
Ơ phiên ban mâu, UAV Goblin Shark đươc trang bi hê thông Fly"s Eye co kha năng kiêm soat cung luc 8 muc tiêu khac nhau.UAV Goblin Shark chi năng khoang 730 gam va thuôc phân loai UAV nho nhât trong biên chê Hai quân My (co trong lương không qua 9,07kg va ban kinh hoat đông tư 5 tơi 5.000m.
Đê cât canh, Goblin Shark sư dung gia phong câm tay dai 7cm. Hiên chưa ro dong UAV siêu nho mơi nay se đươc trang bi cho đơn vi nao cua Hai quân My. Ngoai trang bi cho Hai quân My, trong tương lai UAV Goblin Shark co thê sư dung trong cac nhiêm vu cua NASA va Quy Khoa hoc quôc gia My. Nhơ thiêt kê đăc biêt cua minh, UAV siêu nho mơi co thê đươc sư dung đê dư bao thơi tiêt va canh bao lôc xoay. Trong ảnh: Thiết bị điều khiển của UAV Goblin Shark.
Trong cuộc đua UAV phân khúc siêu nhỏ này, có thể nói Mỹ vẫn đang dẫn đầu so với các cường quốc công nghệ quốc phòng khác như Nga. Hồi 21/1/2013, Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) đã công bố một gói thầu nhằm phát triển UAV siêu nhỏ. Trong ảnh: UAV Bird Eye 400 Nga nhập khẩu từ Israel.
Theo đó, dự án này có tên mã là Fly Fisher. Nó có tổng trọng lượng không quá 1kg, có thẻ mang khoảng 200gram thiết bị trinh sát quang điện, theo dõi thời gian thực trong phạm vi 5km. Một thiết bị như thế dự tính có giá 7 triệu ruble (230.000 USD). Trong ảnh: UAV Bird Eye 400 Nga nhập khẩu từ Israel.
Tuy nhiên cho đến nay, Nga vẫn chưa công bố đơn vị thắng thầu cho dự án này. Điều đó cho thấy để có thể trình làng sản phẩm này, Nga sẽ còn mất nhiều thời gian. Hiện tại, Nga vẫn đang vừa mua vừa tự sản xuất UAV. Tuy nhiên, trong phân khúc UAV siêu nhỏ và loại chuyên dụng cho tấn công, Moscow đang thực sự "lạc hậu" so với Mỹ. Trong ảnh: UAV Bird Eye 400 Nga nhập khẩu từ Israel.
Theo_Báo Đất Việt
Nga bán hệ thống bảo vệ máy bay President-S cho nhiều nước Trong quân đội Nga, hệ thống ODS được lắp đặt trên các máy bay trực thăng quân sự Ka-52; Mi-28 và Mi-26. Hệ thống President-S do Nga sản xuất lắp đặt trên một thiết bị có thể tháo lắp dễ dàng. Báo RBTH của Nga đưa tin cho biết nước này sẽ cung cấp các hệ thống phòng thủ, bảo vệ máy bay...