[Infographic] Sukhoi Su-33Sức mạnh tiêm kích hạm hạng nặng của Nga
Su-33 là một loại tiêm kích đánh chặn cực kỳ linh hoạt và nguy hiểm phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết và Hải quân Nga. Su-33 có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất trên biển.
Sukhoi Su-33 (tên ký hiệu của NATO “Flanker-D”) là một máy bay chiến đấu hải quân được sản xuất ở Nga bởi hãng Sukhoi vào năm 1982 cho tàu sân bay. Đây là một phiên bản trong đại gia đình Sukhoi Su-27 “Flanker” với tên gọi ban đầu Su-27K trước khi đổi tên thành Su-33.
Sự khác biệt chính giữa Su-27 và Su-33 là Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay và có cần để tiếp nhiên liệu trên không.
Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 5-1985, và bắt đầu phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 1994. Một trung đoàn gồm 24 chiếc đã được biên chế hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga, chiếc Đô đốc Kuznetsov.
Tuy có kích thước to lớn nhưng chúng lại có thể cất và hạ cánh ở một khoảng cách rất ngắn tầm 100m. Vốn đã cơ động, nhưng việc trang bị thêm cánh mũi càng làm Su-33 vừa tăng thêm độ cơ động, nhưng cũng hỗ trợ cho việc cất và hạ cánh trên tàu sân bay.
Su-33 có lớp sơn đặc biệt để giảm thiểu sự ăn mòn của môi trường nước biển. Chiếc tiêm kích này có thể tuần tiễu liên tục 2 giờ trong bán kính 250 km từ tàu sân bay, nếu đưiợc tiếp dầu thì thời gian tuần tiễu còn gia tăng. Thậm chí Su-33 còn có thể tiếp dầu cho nhau.
Su-33 có thể tự động phát hiện đến 10 mục tiêu nguy hiểm trên không và trên biển, tự động xác định mục tiêu nguy hiểm nhất. Nó có thể hạ được tên lửa hành trình vốn là môi nguy cho các tàu chiến.
Su-33 bay thử thành công lần đầu tiên năm 1989, đến năm 1998 thì chúng được biên chế chính thức. Thời điểm này cũng chính là lúc Su-27K được mang cái tên mới là Su-33 “Flanker-D”. Mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn này trở thành thành viên thứ 3 của gia đình Flanker. Hai người tiền nhiệm của Su-33 là Su-30 và Su-27 nhưng cả 2 đều là các máy bay cất cánh từ mặt đất.
Video đang HOT
Tuy là chiến đấu cơ mạnh mẽ, tuy nhiên trải qua thời gian vòng đời cùng những tiến bộ về kỹ thuật hàng không, và việc chỉ chế tạo số lượng ít đã đẩy giá của Su-33 lên cao ngất ngưởng. Hiện Nga không có kế hoạch chế tạo thêm mà sẽ thay thế Su-33 bằng tiêm kích hiện đại và mức chi phí hợp lý hơn là MiG-29K.
Cùng điểm lại tính năng của máy bay tiêm kích hạm Su-33 nổi tiếng của Nga qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Tận mắt các thiết kế ít biết của công ty Sukhoi Nga
Trong lịch sử hàng chục năm của mình, Công ty máy bay Sukhoi (Nga) đã tạo ra vô số thiết kế nhưng không mấy tiếng tăm trên thế giới.
Nhắc tới Công ty máy bay Sukhoi (Nga), người ta thường nghĩ ngay tới sản phẩm tiêm kích Su-27 huyền thoại, hay cường kích Su-24, Su-25, Su-17/22 đáng sợ. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng còn vô số sản phẩm máy bay Sukhoi khác trong suốt hàng chục năm phát triển của hãng chế tạo máy bay lừng danh này. Chỉ có điều, chúng không nổi tiếng lắm và thậm chí còn là tội đồ. Máy bay ném bom hạng nhẹ Sukhoi Su-2 do Pavel Sukhoi ("cha đẻ" Công ty máy bay Sukhoi ngày nay) hợp tác cùng Andrei Tupolev phát triển cho Hồng quân Liên Xô từ những năm 1930. Loại máy bay mang được 400kg bom này được sản xuất 910 chiếc phục vụ không thành công trong CTTG 2. Biên chế từ năm 1937 nhưng tới 1942 nó đã bị thay thế trên tiền tuyến bằng Il-2 hay Tu-2. Máy bay Sukhoi Su-7 được phát triển cho nhiệm vụ không chiến tầm gần tầm thấp từ giữa những năm 1950. Tuy nhiên, chúng được đánh giá là không thành công với nhiệm vụ không chiến mà sau đó phải chuyển sang vai trò thứ 2 - cường kích. Khoảng 1.800 chiếc Su-7 được sản xuất từ 1957-1972 nhưng đa phần là mẫu cường kích Su-7B. Dù được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia nhưng Su-7 không tạo ra được tiếng vang nào vượt hơn ông lớn MiG. Máy bay tiêm kích đánh chặn mang tên lửa Sukhoi Su-9 được phát triển và đưa vào sử dụng năm 1959. Có khoảng 1.150 chiếc được chế tạo cho Không quân Liên Xô, nhưng đây cũng không phải là thiết kế thành công của Sukhoi khi mà nó gặp hạn chế nhiều điểm, bộ vũ khí kém cỏi. Nhìn chung, Su-9 thua kém xa về nhiều mặt so với thiết kế tiêm kích MiG-21 huyền thoại. Máy bay đánh chặn Su-11 là bản nâng cấp từ Su-9 với cánh tam giác, trang bị radar Oryol và động cơ cực khỏe AL-7F-1 cho vận tốc leo cao, trần bay khá tốt. Tuy nhiên khi đưa vào phục vụ năm 1964, Su-11 đã gây ra không ít vụ tai nạn, cũng như gặp vô số nhược điểm (không thể đánh chặn máy bay tầm thấp), cho nên chỉ có 108 chiếc được chế tạo phục vụ hạn chế tới năm 1983 thì nghỉ hưu. Xét trên nhiều góc độ thì so với Su-9/11, tiêm kích đánh chặn siêu âm Sukhoi Su-15 là thiết kế thành công về mặt kĩ thuật của Phòng thiết kế Sukhoi. Ví dụ như máy bay có thể đạt tốc độ tới Mach 2,5, trang bị bộ radar mạnh mẽ cùng tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar hiện đại. Tuy nhiên, Su-15 lại dính một vết nhơ khó gột sạch. Từ năm 1978-1983, Su-15 đã bắn hạ 3 máy bay chở khách, nghiêm trọng nhất là vụ năm 1983 - bắn rơi chiếc Boeing 747 của Korean Airlines khiến 246 hành khách thiệt mạng. Ngoài thiết kế chiến đấu cơ không thành công, Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia lĩnh vực phát triển máy bay thế theo, nhưng chúng cũng không quá nổi danh trên thế giới. Trong ảnh là mẫu thiết kế máy bay nhào lộn Su-26 đạt tốc độ 450km/h, tầm bay 800km. Chiếc máy bay này đã đạt được không ít thành công tại các giải đấu toàn thế giới và châu Âu. Máy bay nhào lộn hai chỗ ngồi Su-29. Máy bay nhào lộn Su-31. Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia các dự án phát triển máy bay chở khách. Mà nổi tiếng nhất là mẫu thiết kế máy bay đang gặt hái được nhiều hợp đồng trên thế giới dù rằng nó cũng có "vết nhơ" - vụ tai nạn năm 2012 ở Indonesia khi đang trong chuyến bay biểu diễn. Vụ việc khiến cho 37 hành khách thành viên phi hành đoàn 8 người thiệt mạng. Máy bay vận tải Su-80 được phát triển từ cuối những năm 1990 được kỳ vọng là có thể thay thế các loại máy bay vận tải hạng nhẹ An-24/26, An-28, An-40. Đáng lưu ý, Su-80 trang bị động cơ của Mỹ General Electric CT7-9B. Chỉ có vẻn vẹn 8 chiếc được sản xuất phục vụ hạn chế ở một vài hãng hàng không tư nhân và lực lượng biên phòng Kazakhstan.
Nhắc tới Công ty máy bay Sukhoi (Nga), người ta thường nghĩ ngay tới sản phẩm tiêm kích Su-27 huyền thoại, hay cường kích Su-24, Su-25, Su-17/22 đáng sợ. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng còn vô số sản phẩm máy bay Sukhoi khác trong suốt hàng chục năm phát triển của hãng chế tạo máy bay lừng danh này. Chỉ có điều, chúng không nổi tiếng lắm và thậm chí còn là tội đồ.
Máy bay ném bom hạng nhẹ Sukhoi Su-2 do Pavel Sukhoi ("cha đẻ" Công ty máy bay Sukhoi ngày nay) hợp tác cùng Andrei Tupolev phát triển cho Hồng quân Liên Xô từ những năm 1930. Loại máy bay mang được 400kg bom này được sản xuất 910 chiếc phục vụ không thành công trong CTTG 2. Biên chế từ năm 1937 nhưng tới 1942 nó đã bị thay thế trên tiền tuyến bằng Il-2 hay Tu-2.
Máy bay Sukhoi Su-7 được phát triển cho nhiệm vụ không chiến tầm gần tầm thấp từ giữa những năm 1950. Tuy nhiên, chúng được đánh giá là không thành công với nhiệm vụ không chiến mà sau đó phải chuyển sang vai trò thứ 2 - cường kích. Khoảng 1.800 chiếc Su-7 được sản xuất từ 1957-1972 nhưng đa phần là mẫu cường kích Su-7B. Dù được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia nhưng Su-7 không tạo ra được tiếng vang nào vượt hơn ông lớn MiG.
Máy bay tiêm kích đánh chặn mang tên lửa Sukhoi Su-9 được phát triển và đưa vào sử dụng năm 1959. Có khoảng 1.150 chiếc được chế tạo cho Không quân Liên Xô, nhưng đây cũng không phải là thiết kế thành công của Sukhoi khi mà nó gặp hạn chế nhiều điểm, bộ vũ khí kém cỏi. Nhìn chung, Su-9 thua kém xa về nhiều mặt so với thiết kế tiêm kích MiG-21 huyền thoại.
Máy bay đánh chặn Su-11 là bản nâng cấp từ Su-9 với cánh tam giác, trang bị radar Oryol và động cơ cực khỏe AL-7F-1 cho vận tốc leo cao, trần bay khá tốt. Tuy nhiên khi đưa vào phục vụ năm 1964, Su-11 đã gây ra không ít vụ tai nạn, cũng như gặp vô số nhược điểm (không thể đánh chặn máy bay tầm thấp), cho nên chỉ có 108 chiếc được chế tạo phục vụ hạn chế tới năm 1983 thì nghỉ hưu.
Xét trên nhiều góc độ thì so với Su-9/11, tiêm kích đánh chặn siêu âm Sukhoi Su-15 là thiết kế thành công về mặt kĩ thuật của Phòng thiết kế Sukhoi. Ví dụ như máy bay có thể đạt tốc độ tới Mach 2,5, trang bị bộ radar mạnh mẽ cùng tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar hiện đại. Tuy nhiên, Su-15 lại dính một vết nhơ khó gột sạch. Từ năm 1978-1983, Su-15 đã bắn hạ 3 máy bay chở khách, nghiêm trọng nhất là vụ năm 1983 - bắn rơi chiếc Boeing 747 của Korean Airlines khiến 246 hành khách thiệt mạng.
Ngoài thiết kế chiến đấu cơ không thành công, Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia lĩnh vực phát triển máy bay thế theo, nhưng chúng cũng không quá nổi danh trên thế giới. Trong ảnh là mẫu thiết kế máy bay nhào lộn Su-26 đạt tốc độ 450km/h, tầm bay 800km. Chiếc máy bay này đã đạt được không ít thành công tại các giải đấu toàn thế giới và châu Âu.
Máy bay nhào lộn hai chỗ ngồi Su-29.
Máy bay nhào lộn Su-31.
Công ty máy bay Sukhoi còn tham gia các dự án phát triển máy bay chở khách. Mà nổi tiếng nhất là mẫu thiết kế máy bay đang gặt hái được nhiều hợp đồng trên thế giới dù rằng nó cũng có "vết nhơ" - vụ tai nạn năm 2012 ở Indonesia khi đang trong chuyến bay biểu diễn. Vụ việc khiến cho 37 hành khách thành viên phi hành đoàn 8 người thiệt mạng.
Máy bay vận tải Su-80 được phát triển từ cuối những năm 1990 được kỳ vọng là có thể thay thế các loại máy bay vận tải hạng nhẹ An-24/26, An-28, An-40. Đáng lưu ý, Su-80 trang bị động cơ của Mỹ General Electric CT7-9B. Chỉ có vẻn vẹn 8 chiếc được sản xuất phục vụ hạn chế ở một vài hãng hàng không tư nhân và lực lượng biên phòng Kazakhstan.
Theo_Kiến Thức
Hy Lạp bắt giữ 3 người Anh mang vũ khí hạng nặng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ Hôm qua 14/2, chính quyền Hy Lạp cho biết họ đã bắt giữ 3 đối tượng người Anh được trang bị vũ khí hạng nặng ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Cảnh sát biển tại thành phố cảng Alexandroupolis, gần biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra vũ khí hạng nặng và hàng chục ngàn...