[Infographic] Sức mạnh tiêm kích cất-hạ cánh thẳng đứng nổi tiếng AV-8B Harrier II
McDonnell Douglas AV-8B Harrier II là một loại máy bay thuộc thế hệ thứ 2 trong dòng máy bay cất cánh hạ cánh thẳng đứng/trên đường băng ngắn hay máy bay phản lực đa chức năng V/STOL. AV-8B Harrier II là chiến binh đáng sợ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ trước khi F-35B được đưa vào thay thế.
AV-8B Harrier II được phát triển từ mẫu máy bay trước đó là Hawker Siddeley Harrier, loại máy bay này được thiết kế chế tạo vào cuối thế kỷ 20. Hãng British Aerospace đã nối lại dự án chế tạo nâng cấp loại máy bay V/STOL vào đầu những năm 1980, và nó được quản lý bởi Boeing/BAE Systems từ thập niên 1990.
AV-8B Harrier II chủ yếu được sử dụng để tấn công nhanh hay những nhiệm vụ đa chức năng, điển hình là nó được sử dụng trên các tàu sân bay.
Những phiên bản của loại máy bay này được sử dụng ở vài quốc gia thành viên NATO, bao gồm Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Italy và Hoa Kỳ.
AV-8B Harrier II trải qua nhiều lần thực chiến và đã chứng tỏ tính năng cơ động khi có thể cất và hạ cánh thẳng đứng. Hiện tại AV-8B Harrier II được triển khai trên tàu tấn công đổ bộ USS Kearsarge thuộc lớp Essex đang ngày đêm không kích các vị trí của phiến quân khủng bố IS tại Iraq.
Video đang HOT
Cùng theo dõi thông số của chiến đấu cơ có một không hai này qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
[Infographic] Yak-141 Siêu chiến đấu cơ cất cánh thẳng đứng chết yểu của Nga
Yakovlev Yak-141 chiến đấu cơ được thiết kế dành riêng cho Hải quân Xô Viết nhằm thay thế cho các máy bay chiến đấu Yak-38 thời bấy giờ đang được trang bị cho tàu sân bay Minsk và Kiev. Đặc tính nổi trội của nó là khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng giống như máy bay F-35B hiện tại của Hải quân Mỹ...
Yakovlev Yak-141 là chương trình tham vọng của Liên Xô trong việc chế tạo ra chiến đấu cơ mang uy lực của tiêm kích tiền tuyến, nhưng lại có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng để có thể cơ động trên các tàu sân bay hạng nhẹ Minsk và Kiev.
Yak-141 là loại máy bay siêu thanh đa năng có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ chiến đấu tầm gần và đánh chặn các mục tiêu trên không. Ngoài ra, Yak-141 còn được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước.
Liên Xô bắt tay vào chế tạo Yak-141 từ giữa những năm 1970 nhằm tạo ra một mẫu máy bay chiến đấu mới có khả năng bảo đảm yểm trợ cho không quân, chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không. Để đáp ứng yêu cầu này, mẫu máy bay mới không chỉ cần có khả năng tác chiến gần mà còn phải có khả năng tác chiến tầm xa.
Yak-141 trang bị 2 động cơ phản lực nâng, đặt ở 2 bên của buồng lái. 2 động cơ này chỉ đóng góp chức năng của nó khi cất cánh và bay ngang. Động cơ chính được đặt ở trong vùng thân máy bay phía sau, với một vòi phun và một hệ thống đốt nhiên liệu lần 2 có thể xoay được.
Để cất cánh và bay lơ lửng, máy bay sẽ phun các luồng khí theo hướng đi xuống tạo góc 90 với mặt đất, cả 3 động cơ sẽ cùng thực hiện thao tác này. Để đạt được đủ sức mạnh cho việc cất cánh thẳng đứng, động cơ sẽ phải đốt nhiên liệu lần 2.
Yak-141 được coi là một trong những sản phẩm huyền thoại của ngành hàng không Nga. Đây cũng là mẫu máy bay chiến đấu đã lập tới 12 kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, những điều kiện khách quan đã khiến Yak-141 chưa một lần xuất trận dù sở hữu những tính năng vượt trội.
Máy bay có thể cất cánh từ tàu chiến và sân bay có kích thước hạn chế mà không cần hướng dẫn mặt đất. Điều này giúp Yak-141 có thể cất cánh và tham chiến lập tức ngay sau tín hiệu báo động chiến đấu.
Cùng theo dõi đặc tính chiến đấu của chiến đấu cơ hạ cánh thẳng đứng Yakovlev Yak-141 qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
S-400 Nga hiện mới chỉ mạnh ngang S-300MV Antey-2500? Loại tên lửa tầm bắn xa nhất của hệ thống phòng không tối tân S400 Nga hiện vẫn chưa được đưa vào sử dụng,khiến nó chưa đạt sức mạnh tối đa. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga triển khai ở sân bay Hmeymim-Latakia-Syria Tên lửa mạnh nhất của S-400 mới đang thử nghiệm giai đoạn cuối Ngày 3-1, truyền...