[Infographic] Sức mạnh “Chim ăn thịt” F-22 Raptor Mỹ triển khai tại Nhật Bản
Được đánh giá là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới hiện nay, sự có mặt của F-22 ở bất cứ điểm nóng nào cũng đặt ra những quan ngại sâu sắc cho các bên liên quan.
F-22 chính thức biên chế trong không lực Mỹ vào năm 2015, với những thiết kế mang tính đột phá, khả năng tàng hình, độ cơ động, cùng vũ khí mang theo đã biến nó thành siêu chiến đấu cơ không có đối thủ.
Nga và Trung Quốc đang cố gắng chế tạo những chiến đấu cơ đối trọng tương tự, tuy nhiên họ vẫn chưa hoàn thành, và đến thời điểm hiện tại Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất biên chế loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này. Dòng Su-35S của Nga được mệnh danh là “quái vật không chiến”, được đánh giá là có thể “quật ngã” F-22 Raptor, nhưng mới chỉ là thế hệ 4 . Trong khi dòng T-50 hay còn gọi là PAK FA thế hệ thứ 5, dự kiến được biên chế chính thức trong năm 2016.
Sau khi có màn trình diễn ấn tượng khi lần đầu tiên ra quân tiêu diệt khủng bố IS, Mỹ đã triển khai 8 máy bay này tới căn cứ không quân Yokota, nằm ở phía tây thủ đô Tokyo. Đây được coi là sự phô diễn sức mạnh quân sự của không lực Mỹ trước những diễn biến phức tại khu vực Đông Á này.
Video đang HOT
Cùng điểm lại những thông số ấn tượng của loại chiến đấu cơ này qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Kéo dài tuổi thọ của tiêm kích F-22 Raptor "chim ăn thịt"
Không quân Mỹ đã chia sẻ với tạp chí Airman rằng, họ sẽ duy trì đội ngũ máy bay F-22 "Raptor" (Chim ăn thịt) đến thập niên 40 thế kỷ 21. Trước đó, không quân Hoa Kỳ đã từng dự báo dòng máy bay này sẽ bắt đầu loại biên vào giữa thập niên 30 của thế kỷ này.
Máy bay F-22 Raptor của Mỹ
Phát ngôn viên của không quân Mỹ, Ed Gulick cho biết, so sánh giờ bay của đội ngũ F-22 theo kế hoạch hiện nay với thời gian sử dụng thực, kể cả trong tình huống không triển khai các chương trình kéo dài tuổi thọ cho kết cấu của máy bay, thì tuổi thọ phục vụ của Raptor dự tính cũng sẽ kéo dài đến thập niên 40 của thế kỷ 21.
Tuổi thọ thiết kế của "Chim ăn thịt" là 8.000 giờ, nếu dự tính thời gian bay 360 giờ mỗi năm thì tuổi thọ phục vụ của chiến cơ này tương đương với 22 năm, như vậy tuổi thọ sử dụng của nó sẽ kéo dài đến thập niên 40 thế kỷ 21.
Trong mỗi chiếc F-22 đều được trang bị thiết bị ghi nhớ dữ liệu dùng để ghi lại sự thay đổi cũng như các sự cố phát sinh. Những số liệu này đều sử dụng quy trình mang tính hoàn thiện kết cấu máy bay F-22 (ASIP), tức là lấy hệ số tỷ suất cường độ chấn động nhẹ nhân với thời gian bay thực tế để từ đó xác định chính xác thời gian bay hiệu quả của dòng máy bay này.
F-22 Raptor là dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.
Hiện tại không quân Hoa Kỳ có tổng cộng 187 "Chim ăn thịt" F-22 Raptor được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân trong kế hoạch mua sắm tổng số 750 chiếc.
Theo Đức Sơn (ANTĐ /KHKTQP TQ)
Theo_PLO
[Infographhic] Sức mạnh UVA MQ-1C Mỹ vừa điều đến biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên Những chiếc UAV (máy bay không người lái) có độ linh hoạt và khả năng tấn công chính xác để tiêu diệt đối phương, đồng thời không lo thiệt hại về con người hiện là lựa chọn của những cường quốc quân sự trên thế giới, trong đó có Mỹ. Mỹ hiện là nước dẫn đầu trong việc chế tạo và sử dụng...