[Infographic] RPG-7 (B41) – Huyền thoại súng chống tăng “không tuổi”
Nhắc đến vũ khí chống tăng cầm tay không thể không nhắc tới cái tên đã thành huyền thoại trong các cuộc xung đột kể từ quá khứ cho đến hiện tại, đó là RPG-7.
RPG-7 đứng đầu trong danh sách các dòng súng chống tăng RPG nổi tiếng nhất của Liên Xô phát triển trước đây và Nga ngày nay. Mức độ phổ biến của RPG-7 chỉ đứng sau súng trường tấn công Kalashnikov. Hiệu quả cao và chi phí thấp luôn là điểm mạnh của mẫu súng chống tăng này.
Được phát triển và đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1960 cho đến tận ngày nay, nhưng RPG-7 luôn là mối đe dọa đối với bất kỳ mẫu xe tăng hiện đại nào.
Trong chiến tranh Việt Nam, súng chống tăng RPG-7 hay còn được biết tới với cái tên khác B41 là nỗi kinh hoàng đối với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Mỹ. Với tầm bắn hiệu quả từ 150-500m và được trang bị một đầu đạn nổ lõm RPG-7 có thể dễ dàng xuyên qua lớp giáp chính dày tới 320mm vào thời điểm đó.
Và để có thể tiếp tục tồn tại, RPG-7 cũng được các công ty quốc phòng Nga và một số nước trên thế giới phát triển các biến thể nâng cấp với việc được tích hợp nhiều loại đầu đạn hơn, cùng với đó là hệ thống kính ngắm quang học thế hệ mới giúp nâng cao khả năng tác chiến của RPG-7 ở mọi điều kiện tác chiến khác nhau.
Với các biến thể đạn PG-7V, sức mạnh của súng chống tăng RPG-7 được nâng lên đáng kể, khi nó có thể tiêu diệt cả các loại xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ. Như mẫu đầu đạn PG-7VR nó có thể xuyên giáp dày tới 600mm bao gồm cả lớp giáp phản ứng nổ hoặc 750mm với lớp chính không được trang bị giáp phản ứng nổ.
Hiện nay, uy lực của RPG-7 đã được nâng lên gấp bội nhờ những loại đạn mới, có sức xuyên và sức công phá mạnh hơn, kết hợp với hệ thống kính ngắm đêm cho phép nó phát huy hết tính năng thiết kế. RPG-7 cải tiến là loại vũ khí phân đội phổ dụng, tin cậy, dễ sử dụng, bắn được các loại đạn phản lực đa dụng như PG-7VL, PG-7VR, TBG-7V và OG-7V.
Trong đó:
- Đạn PG-7VL có đầu nổ lõm được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện chiến đấu bọc giáp và binh lực trong công sự của đối phương.
Video đang HOT
- Đạn PG-7VR có đầu nổ lõm liều kép dùng để tiêu diệt phương tiện chiến đấu mang giáp phản ứng nổ và các mục tiêu như của đạn PG-7VL.
- Đạn TBG-7V có đầu nổ đa dụng (nổ mạnh, phá mảnh và cháy) được thiết kế để tiến công binh lực đối phương cả trong lẫn ngoài công sự, tiêu diệt phương tiện chiến đấu bọc giáp nhẹ cùng các loại cứ điểm phòng ngự khác.
- Đạn OG-7V có đầu nổ phá mảnh được thiết kế để tiêu diệt binh lực mang áo chống đạn và các phương tiện chiến đấu bọc giáp nhẹ của đối phương. Chúng có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất từ trên 500mm đến trên 600mm (sau lớp giáp phản ứng nổ), đủ sức tiêu diệt không chỉ các loại phương tiện chiến đấu bọc giáp, mà cả các loại vũ khí và binh lực ẩn nấp bên trong hay di chuyển ngoài công sự của đối phương.
Cùng ngắm những tham số của sát thủ chống tăng huyền thoại này qua infographic dưới đây:
Theo_An ninh thủ đô
Vũ khí Nga hủy diệt nhau tại Syria
Quân nổi dậy Syria vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh lực lượng này dùng súng RPG29 do Nga sản xuất hủy diệt xe tăng T72 của quân đội chính phủ.
Theo hình nội dung đoạn clip được công khai, ngay khi trúng đạn, chiếc xe tăng T-72 bốc khói và cháy dữ dội, lửa thoát ra mãnh liệt từ nòng pháo chính và nóc tháp pháo. Rất có thể quả đạn RPG-29 đã đánh trúng khu vực chứa liều phóng đạn 125mm của xe.
Không chỉ tại Syria mà cả ở Iraq, vũ khí có nguồn gốc Nga được bọn khủng bố và phe đối lập sử dụng nhiều nhất. Những vũ khí này không chỉ hủy diệt chính xe tăng Nga mà chúng còn khiến xe thiết giáp Mỹ chịu chung số phận.
Được biết, trong giai đoạn năm 2013 - 2014, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 146 xe tăng M1A1M (tương đương 4 trung đoàn) cho Sư đoàn 9 Quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.
Lý do được đưa ra cho thiệt hại này là bởi trong tay lực lượng phiến quân sở hữu dàn súng chống tăng chiến đấu cực kỳ hiệu quả trong môi trường đô thị dù chúng không phải là loại vũ khí thế hệ mới. Điển hình trong số đó là súng chống tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng từ những năm 1961.
Mặc dù đã được đưa vào chinh chiến từ những năm 1960 nhưng lực lượng quân đội NATO và các khối quân sự khác vẫn tỏ ra bất ngờ và cho thấy sự chuẩn bị kém của họ khi đối mặt với RPG-7 tại Iraq vào năm 2004. Vào thời điểm đó, RPG-7 được sử dụng để chống lại các phương tiện bọc giáp hạng nặng, trong khi đó các vật liệu nổ tự chế IED nhắm vào các loại xe chiến thuật bọc giáp nhẹ hoặc không được bọc giáp.
Phía NATO vẫn chủ quan cho rằng những súng phóng lựu chống tăng như RPG-7 khó lòng đương đầu được với các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được bọc giáp siêu hạng kèm thêm cả giáp phản ứng nổ nhưng họ đã nhầm to. Các biến thể cải tiến của RPG-7 thừa sức tiêu diệt cả những chiếc xe tăng được bảo vệ vững chắc nhất.
Nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng từ các biến thể cải tiến của RPG-7, lực lượng NATO cuống cuồng tìm giải pháp tăng khả năng bảo vệ cho các loại xe thiết giáp của họ. Kể từ khi loại đạn xuyên giáp liều nổ cao PG-7VL với khả năng xuyên giáp đến 500mm với lực nổ tập trung của có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ với 1 phát bắn, một giải pháp chi phí thấp để tiêu diệt mục tiêu có giá trị cao. Giải pháp để đối phó với RPG-7 là sử dụng các khung bảo vệ xung quanh các xe bọc thép.
Các khung này làm bằng nhôm hoặc thép với trọng lượng khá nặng từ 20-30kg/m2 được hàn lại với nhau dạng lưới không cho đầu đạn RPG-7 lọt qua. Nó hoạt động như một dạng "bẫy đầu đạn" RPG-7, khi đầu đạn bay đến nó sẽ bị các thanh này cản lại không cho xuyên qua. Phần chóp nón của đầu đạn RPG-7 thường được làm bằng nhôm khi bị kẹp giữa hai thanh giáp của lồng sắt sẽ khiến đầu đạn bị bóp méo làm đoản mạch và phá hủy chuỗi gây nổ của đầu đạn.
Các loại lồng bảo vệ thế hệ đầu tiên có thể làm hạn chế hiệu quả tác chiến của RPG-7 nhưng không giải quyết được hoàn toàn mối đe dọa. Nó chỉ có tác dụng với các loại đầu đạn RPG-7 thế hệ cũ và nó cũng không thể cung cấp sự bảo vệ khi có hơn một đầu đạn RPG-7 tấn công cùng lúc. Trước thực tế đó, giáp phản ứng nổ được giới thiệu lần đầu bởi quân đội Israel vào năm 1982 trong cuộc chiến với Lebanon đã chứng minh hiệu quả rất cao trong việc chống lại các cuộc tấn công từ RPG-7.
Tuy nhiên, sự ra đời của giáp phản ứng nổ đã thúc đẩy sự phát triển của đầu đạn "Tandem", đơn cử là đầu đạn PG-7VR được giới thiệu vào năm 1988. Loại đầu đạn "tandem" này được sử dụng để chống lại các lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ lần đầu tiên vào năm 2004.
Trước sự phát triển của các loại giáp lồng mới tỏ ra rất hiệu quả, các nhà sản xuất RPG-7 cũng đã tiến hành các giải pháp để đánh bại loại giáp lồng này. Cách thức phổ biến nhất là sử dụng ngòi nổ áp điện thay cho ngòi nổ truyền thống. Khi có va đập ở phần mũi hình nón của đầu đạn sẽ gây ra dòng điện kích nổ đầu đạn phá hủy giáp lồng và đến lượt bắn thứ 2 có thể tiêu diệt được phương tiện bọc giáp đó. (Ảnh trong bài: Súng RPG-29 hủy diệt tăng T-72 tại Syria).
Theo_Báo Đất Việt
Vũ khí Nga hủy diệt nhau tại Syria Quân nổi dậy Syria vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh lực lượng này dùng súng RPG29 do Nga sản xuất hủy diệt xe tăng T72 của quân đội chính phủ. Theo hình nội dung đoạn clip được công khai, ngay khi trúng đạn, chiếc xe tăng T-72 bốc khói và cháy dữ dội, lửa thoát ra mãnh liệt từ nòng pháo...