Infographic: Pháo chống tăng đa nòng trong CTVN
Với 6 nòng pháo 106mm, M50 Ontos được xem là pháo chống tăng nhiều nòng nhất từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
Mời độc giả xem Infographic:
Được thiết kế đảm nhiệm vai trò chống tăng cho các lực lượng Lính thủy đánh bộ, lính dù Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, trong Chiến tranh Việt Nam chủ yếu chúng được dùng để chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ binh. Hầu hết M50 Ontos bị loại bỏ khỏi biên chế Quân đội Mỹ sau trận đánh Mậu Thân năm 1968.
Việt Hùng
Theo_Kiến Thức
Kỳ lạ pháo chống tăng Kanonenjagdpanzer của Tây Đức
Pháo chống tăng Kanonenjagdpanzer ra đời từ những năm 1960 nhưng kiểu dáng của nó nhìn khá giống mẫu Jagdpanzer IV trong CTTG 2.
Pháo chống tăng Kanonenjagdpanzer ra đời từ những năm 1960 nhưng kiểu dáng của nó nhìn khá giống mẫu Jagdpanzer IV trong CTTG 2.
Video đang HOT
Pháo chống tăng Kanonenjagdpanzer được chế tạo bởi hãng Henschel và Hanomag cho Quân đội Tây Đức từ những năm 1960 nhằm chống lại các mẫu tăng chủ lực T-64 và sau này là T-72 hùng mạnh của Liên Xô thời bấy giờ. Khoảng 770 chiếc được sản xuất cho Lục quân Đức chỉ trong vòng 3 năm từ 1965-1967.
Điểm kỳ lạ ở mẫu pháo Kanonenjagdpanzer là nó dùng thiết kế lỗi thời từ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đó là kiểu thiết kế pháo chống tăng không có tháp pháo.
Kanonenjagdpanzer được cho là kiểu dáng tương tự mẫu pháo diệt tăng Jagdpanzer IV thành công của phát xít Đức trong CTTG 2.
Kanonenjagdpanzer được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng trung M47 Patton do Mỹ sản xuất từ những năm 1950. Nó có trọng lượng tổng thể 27,5 tấn, dài 8,75m, rộng 2,98m, cao 2,09m.
Nó được trang bị khẩu pháo chống tăng BK 90/L40 90mm với góc nâng hạ -8 độ và 15 độ, cơ số đạn dự trữ 51 viên. Không rõ sức xuyên của loại pháo này có đủ sức công phá giáp compostie và ERA trên T-64 hay T-72.
Dù đặt trên khung gầm tăng M47 Patton nhưng mẫu pháo tự hành này không thừa hưởng bộ giáp dày hơn 100mm. Thay vào đó, mặt trước của Kanonenjagdpanzer chỉ dày 50mm, nóc xe, sàn xe, khoang động cơ, đuôi chỉ dày 10mm. Cơ bản thì với bộ giáp này, Kanonenjagdpanzer bị phá hủy ngay lập tức nếu trúng một phát đạn xuyên cỡ 125mm từ T-64 hay T-72.
Nó được trang bị một động cơ diesel làm mát bằng nước công suất 500 mã lực nằm hơi lệch về bên trái.
Với động cơ này, Kanonenjagdpanzer đạt tốc độ rất cao 70km/h. Với tốc độ này, nó phù hợp với chiến thuật "bắn - chuồn".
Ngoài ra, một lợi thế nữa của Kanonenjagdpanzer là có cấu hình rất thấp (cao hơn 2m) nên rất dễ ẩn núp, khó bị phát hiện, đảm bảo chiến thuật phục kích tấn công diệt các đội hình tăng của đối phương. Nếu bị phát hiện, lợi dụng sự nhỏ gọn, tốc độ cao, nó có thể "tháo chạy" trước các cỗ tăng nặng nề của Liên Xô.
Pháo tự hành chống tăng Kanonenjagdpanzer phục vụ tích cực trong Quân đội Đức và Bỉ suốt từ năm 1965-1990 mới bắt đầu bị loại khỏi trang bị.
Ngày nay, chỉ còn một số lượng rất nhỏ Kanonenjagdpanzer nằm trong các bộ sưu tập tư nhân còn hoạt động biểu diễn.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Xe tăng hạng nặng KV-1: Cơn ác mộng với người Đức Với bộ giáp cực dày không thể xuyên thủng, pháo 76,2mm mạnh mẽ, xe tăng hạng nặng KV-1 đã tạo cho phát xít Đức những cơn ác mộng khủng khiếp. Với bộ giáp cực dày không thể xuyên thủng, pháo 76,2mm mạnh mẽ, xe tăng hạng nặng KV-1 đã tạo cho phát xít Đức những cơn ác mộng khủng khiếp. Xe tăng hạng...