Infographic: Mỹ bán chiến hạm loại biên giá 150 triệu USD, đắt liệu có ‘xắt ra miếng’?
Mới đây Mỹ quyết định bán khinh hạm Oliver Hazard Perry đã loại biên với giá 150 triệu USD cho đồng minh Bahrain khiến cho giới quan sát khá bất ngờ vì đắt.
Tuy vậy, không ít ý kiến lại cho rằng loại chiến hạm nổi tiếng “sống dai” này nếu được nâng cấp thêm vũ khí thì mức giá trên vẫn chấp nhận được.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) mới đây cho biết họ sẽ bán lại khinh hạm USS Robert G. Bradley (FFG-49) thuộc lớp Oliver Hazard Perry cho Hải quân Bahrain với mức giá 150 triệu USD.
Hợp đồng mua sắm sẽ bao gồm việc tân trang nâng cấp và hỗ trợ việc chuyển nhượng chiếc FFG-49 theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa. Con số trên được đánh giá là cao với một chiến hạm đã loại biên, tuy vậy không ít ý kiến cho rằng nếu được nâng cấp thêm vũ khí mới thì mức giá này vẫn chấp nhận được.
Khinh hạm Oliver Hazard Perry là một trong những loại tàu chiến nổi tiếng “sống dai” của Mỹ, ngay cả khi trúng ngư lôi, chúng vẫn không bị đánh chìm.
Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry do Mỹ thiết kế từ giữa những năm 1970 để hộ tống các đoàn tàu đổ bộ, tàu hậu cần, nhóm tàu sân bay chiến đấu. Nó cũng có thể đảm nhiệm các hoạt động khác như giám sát hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, hoạt động đánh bắt cá trái phép.
Việc sản xuất Oliver Hazard Perry thực hiện trong giai đoạn 1975-2004, có tới 71 chiếc được chế tạo tại các nhà máy Mỹ, Australia, Tây Ban Nha và Đài Loan (TQ). Hiện nay, đội tàu Oliver Hazard Perry trong Hải quân Mỹ (gồm 61 chiếc) đã được loại biên và đưa vào diện niêm cất, một phần trong số này đã được chuyển giao cho các nước đồng minh.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Video đang HOT
EU muốn gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông, đối trọng lại TQ
Giữa lúc căng thẳng gia tăng tại khu vực, các nước lớn châu Âu như Anh, Pháp và Đức muốn cho thấy họ có vai trò quan trọng hơn là các đối tác thương mại không có tiếng nói.
Các nước lớn châu Âu đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương, với các hoạt động tự do hàng hải và quan ngại về căng thẳng gia tăng trên Biển Đông cho thấy ý định duy trì ảnh hưởng tại khu vực của các nước này, theo giới phân tích.
"Cách đây vài năm, các nước châu Âu vẫn không muốn can dự vào an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong bối cảnh hiện tại, việc can dự là nhu cầu cấp bách mới", Frans-Paul van der Putten, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Clingendael ở Hà Lan, nói với South China Morning Post.
"Việc đưa tàu chiến đến Biển Đông có thể tạo ra đòn bẩy cho các chính phủ châu Âu khi họ đối mặt với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị gần sân nhà mình", ông nói.
Thế tiến thoái lưỡng nan mới
Vị chuyên gia cũng cho rằng châu Âu từ lâu đã quen với việc ở giữa hai nước lớn là Mỹ và Nga, nhưng càng ngày thì quan hệ Mỹ - Trung mới là thứ xác định vị thế địa chính trị của châu Âu.
"Điều này tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mới cho các nước châu Âu, vốn đang chịu sức ép ngày càng lớn trong việc chọn phe", ông van der Putten nhận định.
Cuối tháng trước, ba nước Anh, Pháp và Đức cho hay trong một tuyên bố rằng họ "quan ngại tình hình ở Biển Đông có thể dẫn đến sự bất an và căng thẳng tại khu vực" sau những diễn biến ngoài đây trên biển khi tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Ảnh: AFP.
Đối trọng Trung Quốc ngày càng hung hăng
Ba nước cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông "có các bước đi và biện pháp giảm thiểu căng thẳng, góp phần vào việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn tại khu vực".
Tranh chấp trên Biển Đông liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan. Mỹ không phải là bên tranh chấp nhưng nước này xem vùng biển là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự bành trướng quân sự của Trung Quốc tại khu vực.
Trong động thái được xem là biểu dương sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã tiến hành tập trận hải quân chung ở Biển Đông hồi tháng 2, trong khi Pháp đã cho tàu tấn công Dixmude và tàu hộ vệ đi qua khu vực gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi năm ngoái.
Anh cũng tỏ ra quan tâm đến vấn đề tự do hàng hải tại vùng biển và cùng với Mỹ và Australia lên tiếng bảo vệ các hoạt động này trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Năm ngoái, Anh cho hay họ có kế hoạch đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho lần triển khai hoạt động đầu tiên, dự kiến diễn ra vào năm 2021.
Phát biểu tại London tuần trước, tướng Su Guanghui, tùy viên quốc phòng của Trung Quốc tại Anh, nói: "Nếu Mỹ và Anh bắt tay thách thức hay xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đó sẽ là hành động thù địch".
Tàu USS McCampbell của Mỹ và tàu HMS Argyll của Anh trong cuộc tập trận chung trên Biển Đông hồi đầu năm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Kế hoạch hành động 10 điểm chống Trung Quốc
EU cũng đang vướng vào tranh cãi gay gắt với Trung Quốc về điều mà họ xem là đối xử bất công với các doanh nghiệp EU tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo South China Morning Post.
Trong một văn bản đầu năm nay, Ủy ban châu Âu kêu gọi các nhà lãnh đạo EU phê duyệt kế hoạch hành động 10 điểm, trong đó gọi Trung Quốc là "đối thủ kinh tế" và "địch thủ mang tính hệ thống, cổ xúy các mô hình quản trị khác".
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Berlin leo thang trong tuần qua sau khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gặp nhà hoạt động chính trị Hong Kong Joshua Wong tại thủ đô Đức hôm 9/9. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này "vô cùng không hài lòng" về cuộc gặp.
Sarah Raine, chuyên gia làm việc tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở London, nói việc EU muốn can dự vào tranh chấp Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng tại khu vực không phải là điều bất ngờ.
"Đây là hệ quả tự nhiên của thực tế rằng ở châu Á, EU đã chán với việc được đối xử chỉ nhỉnh hơn một đối tác thương mại một chút, còn lại thì bị xem là không liên quan đến các vấn đề chiến lược lớn tại châu lục, dù họ nghiêm túc quan tâm đến chúng", bà nói.
"Để can dự sâu hơn vào các diễn biến ở Biển Đông, các nước thành viên hàng đầu của EU đang hợp tác với nhau để hỗ trợ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương - chẳng hạn như ASEAN - tất cả phải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".
Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình Chuyển giao Vũ khí và Chi tiêu Quân sự SIPRI ở Thụy Điển, EU đang cố gắng gia tăng lợi thế so với Mỹ và Trung Quốc bằng cách thể hiện rằng họ cũng là một đối tác lớn tại vùng biển tranh chấp.
"EU không phải là Trung Quốc và chắc chắn không phải là nước Mỹ của ông Trump. Họ muốn cho thấy họ vẫn ở đó và vẫn có vai trò quan trọng", ông nói.
"Ba bên trong tuyên bố chung (Anh, Pháp và Đức) đặc biệt quan tâm mạnh mẽ đến khu vực... Họ có lợi ích thương mại... Nếu có sự vụ trên Biển Đông, những ngành kinh tế tương ứng của châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng".
Theo Zing.vn
Hội nghị G7: Nỗ lực vực dậy, củng cố niềm tin Trong bối cảnh "rối ren" khi chiến tranh thương mại leo thang, suy thoái kinh tế, khủng hoảng chính trị ở một số nước châu Âu, rạn nứt quan hệ giữa các thành viên Liên minh châu Âu (EU) Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) được xem như "cầu nối" quan trọng, giúp "xoa dịu" hàng loạt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đại diện Thương mại Mỹ nói cuộc điện đàm với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiệu quả

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
Sao việt
22:34:59 25/04/2025
Hot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạo
Sao châu á
22:29:12 25/04/2025
Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4
Tin nổi bật
22:19:52 25/04/2025
Khởi tố bị can dùng sổ hồng giả để cầm cố, chiếm đoạt cả trăm triệu đồng
Pháp luật
22:03:29 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Xem lại khoảnh khắc Hyun Bin xuống tàu gây sốt trong 'Hạ cánh nơi anh'
Hậu trường phim
21:56:10 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn
Góc tâm tình
21:44:29 25/04/2025