Infographic: Mức phạt vi phạm giao thông tăng nặng thế nào từ 1.8?
Phần lớn lỗi vi phạm phổ biến với ôtô sẽ tăng mức phạt từ 2 đến 4 triệu đồng, kéo dài thời gian tước giấy phép lái xe so với quy định hiện hành.
Theo Tiến Thành – Bá Đô (VNE)
Trách nhiệm khi lái xe trong tình trạng say rượu gây tai nạn
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
" Hỏi: Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Em tôi đủ tuổi lái xe nhưng chưa có giấy phép lái xe và đang trong tìng trạng có rượu bia.
Đang lưu thông trên đường thì bị một xe máy ngược chiều tông vào làm em tôi ngã về phía lề đường xe em tôi chạy. Người này cũng trong tình trạng say rượu. Người này được đưa đi cấp cứu và chết sau đó vài ngày. Vậy cho hỏi em tôi có phải chịu trách nhiệm không? Nếu có thì chịu như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Bộ luật Hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quốc hội
Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao: Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung trả lời:
Video đang HOT
Căn cứ vào quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định như sau:
"Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự."
Như vậy khi em bạn có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và gây thiệt hại thì em bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Trường hợp của bạn, bạn nêu khi tham gia giao thông, bạn không uống rượu bia, có giấy phép lái xe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định thì điều kiện của người tham gia giao thông phải có đầy đủ các giấy tờ sau: Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Do đó, khi bạn tham gia giao thông nhưng không có đủ các loại giấy tờ trên thì bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2003 thì " Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe tài sản của người khác" mà làm chết một người thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự, tức là có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Căn cứ vào Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Khoản 24 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định như sau:
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Do bạn không đưa ra thông tin cụ thể về vấn đề lỗi gây ra tai nạn là của bên nào và chủ thể phía bên kia chết vì lí do gì nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xá vấn đề của bạn. Chúng tôi chia ra hai trường hợp như sau:
Nếu lỗi thuộc về em bạn thì trường hợp này em bạn đã gây ra tai nạn và dẫn đến hậu quả chết người thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì em bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình và đồng thời do em bạn có sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông và không có giấy phép lái xe nên em bạn sẽ phải chịu tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm B Khoản 2 như trên. Tuy nhiên khi xét xử Tòa án sẽ xem xét các hình thức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Nếu lỗi gây ra tai nạn là do phía bên kia thì trường hợp này em bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, với hành vi tham gia giao thông không có giấy phép lái xe và sử dụng rượu bia thì em bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này. Mức xử phạt cụ thể căn cứ vào Điều 21 và Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định)..."
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;
d) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
10. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy..."
Như vậy em bạn trong trường hợp này em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình với mức xử lí cụ thể tại Điểm a Khoản 3 Điều 21 như trên.
Minh Khuê
Theo_PLO
Viện trưởng VKSND huyện nhậu say, lái xe biển xanh gây tai nạn liên hoàn đối diện mức án nào? Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân huyện Tu Mơ Rông - người nắm giữ và thực hiện quyền kiểm soát hoạt động tư pháp nhưng lại sử dụng xe công, uống rượu bia lái xe gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương rồi bỏ chạy về nhà riêng. Hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự...