Infographic: Máy bay cường kích A-7 trong Chiến tranh Việt Nam
Máy bay cường kích A7 Corsair II được Mỹ triển khai trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ năm 1967.
Máy bay cường kích A-7 Corsair II được Mỹ triển khai trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ năm 1967.
Mời độc giả xem Infographic:
A-7 được xem là máy bay ném nhiều bom xuống Hà Nội thứ hai sau B-52, tất nhiên không ít trong số chúng phải đền tội trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Việt Hùng
Theo_Kiến Thức
Video đang HOT
Mổ xẻ khẩu pháo bự nhất trong Chiến tranh Việt Nam
Pháo tự hành M110 203mm được xem là khẩu pháo cỡ nòng lớn nhất được Quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Lâu nay, có lẽ nhiều người cho rằng pháo tự hành M107 175mm là khẩu pháo "khủng" nhất mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thì M110 203mm mới là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất được Mỹ triển khai ở Việt Nam. Đó cũng là khẩu pháo lớn nhất trong các loại pháo sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Không có tài liệu nêu chính xác việc Quân đội Mỹ triển khai bao nhiêu pháo tự hành M110 203mm tới Việt Nam cũng như thời gian cụ thể. Mặc dù vậy, các tài liệu ít ỏi cho biết rằng, M110 đã được sử dụng khi Quân đội Mỹ chính thức trực tiếp tham chiến miền Nam Việt Nam, năm 1965.
Pháo tự hành M110 thường được triển khai triển khai trong các tiểu đoàn pháo binh hỗ trợ nói chung và các cấp bậc khác của quân đội nói riêng. Nhiệm vụ của M-110 bao gồm hỗ trợ, định vị bắn phá pháo binh địch và ngăn chặn hệ thống phòng không của đối phương.
Nó có trọng lượng tổng thể 28,3 tấn, dài 10,8m, rộng 3,1m, cao 3,1m. Khung gầm cơ sở M110 tương đồng với M107 175mm với giáp dày 13mm đủ chống đạn súng cá nhân, mảnh đạn pháo, mảnh mìn, trang bị động cơ diesel 405 mã lực cho tốc độ hành quân 54km/h trên đường bằng phẳng.
Việc vận hành khẩu pháo đại bự như vậy cần tới cần tới kíp pháo thủ lên tới 13 người, trong đó sẽ có 5 người ngồi trên xe pháo tự hành, 8 người còn lại ngồi trên xe bọc thép chở quân hộ tống.
Cũng vì kích cỡ khẩu pháo quá lớn, trong khi khung bệ tự hành nhỏ bé khiến cho nó chỉ mang tối đa được 2 viên đạn cỡ 203mm. Số đạn dự trữ nằm trên xe bọc thép chở quân hộ tống cùng kíp pháo thủ còn lại.
Pháo tự hành M110 được trang bị khẩu pháo rãnh xoắn M2A2 203mm/L25 có hệ thống hỗ trợ nạp đạn nhưng được đánh giá là kém hiệu quả, nhiều khi làm làm chậm nhịp bắn. Hệ thống nạp đạn cũng đòn hỏi kíp pháo thủ phải rất khỏe mới có thể vận hành tốt.
Theo nhà sản xuất, M110 203mm có thể đạt tốc độ bắn cao nhất là 3 phát/2 phút, còn khi bình thường là một phát/2 phút. Đó là tốc độ bắn rất chậm, chậm hơn cả pháo hạng nặng "bự nhất" QĐND Việt Nam thời đó là M46 130mm.
Trong khi đó, tầm bắn của lựu pháo tự hành M110 203mm với đạn thông thường chỉ là 16,8-25km và chỉ đạt 30km với đạn có trợ lực. Rõ ràng, nếu đấu pháo với M46 130mm của Việt Nam thì M110 203mm tuy cỡ đạn lớn hơn nhưng lại không ưu thế hơn về tốc độ bắn, tầm bắn (M46 đạt 28km với đạn thường, 38km với đạn tăng tầm).
Trên chiến trường, pháo tự hành M110 có thể chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu và khai hỏa phát đầu tiên chỉ trong vòng một phút.
Theo_Kiến Thức
Mỹ đang sa vào một cuộc "chiến tranh Việt Nam" ở Ukraine? Tờ Sputnik dẫn lời giáo sư Stephen F. Cohen cảnh báo, Mỹ đang sa vào một cuộc chiến tranh như kiểu "chiến tranh Việt Nam" ở Ukraine. Ông cũng cho rằng Washington và Kiev có khả năng đang lên kế hoạch buộc Donbass ly khai khỏi Ukraine. Giáo sư Stephen F. Cohen, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Đại học Princeton và...