Infoghraph: Xuất xứ gán nợ của siêu tăng T-80U Nga mà lính Mỹ vừa lái
Nhằm gán nợ, Nga đã trả cho Hàn Quốc một số vũ khí hạng nặng của mình trong đó đáng kể nhất là 80 xe tăng T-80U, dòng xe tăng vốn được coi là “ quốc bảo” và không xuất khẩu ra bên ngoài.
Lính Hàn Quốc và binh sĩ Mỹ vừa có dịp trải nghiệm lái xe tăng T-80U
Các binh sĩ Mỹ thuộc Lữ đoàn chiến đấu số 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 đã có dịp trải nghiệm sức mạnh của T-80U – một trong những dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Nga khi đến thăm Lữ đoàn thiết giáp số 3 của Quân đội Hàn Quốc.
Được biết, Lữ đoàn thiết giáp số 3 cũng là đơn vị thiết giáp duy nhất của Quân đội Hàn Quốc được trang bị các phương tiện chiến đấu bọc thép do Nga sản xuất. Đối với các binh sĩ Mỹ, việc có thể trải nghiệm một trong những mẫu xe tăng tốt nhất của Nga là cách tốt nhất để họ có thể hiểu thêm về đối thủ của mình. Điều này càng dễ dàng hơn khi Hàn Quốc đã có tới hơn 20 kinh nghiệm vận hành xe tăng T-80U.
Được biết trước đây Hàn Quốc đã cho Liên Xô vay 1 tỷ USD tiền mặt và 470 triệu USD hàng hóa, trong gói cung cấp tài chính có thời hạn là 5 năm. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Nga trở thành “người thừa kế” toàn bộ các khoản nợ nước ngoài của Liên Xô, trong đó có nợ Hàn Quốc.
Theo quy định của Hiệp định nợ, các khoản nợ gốc của Liên Xô sẽ được Nga trả bằng tiền mặt, còn các khoản nợ do lãi tích lũy được trả bằng phương thức thỏa thuận, có thể là theo phương thức đổi hàng. Do đó, vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Matxcova đã đạt được thỏa thuận trả nợ bằng tiền và cung cấp các sản phẩm công nghệ cao của Nga cho chính quyền Seoul, bao gồm cả các vũ khí, trang thiết bị quân sự.
Hàn Quốc là nước chấp thuận nhận trả phần lớn khoản nợ bằng vũ khí, biến họ trở thành nước đồng minh của Mỹ sở hữu nhiều loại vũ khí Liên Xô/Nga nhất. Việc chuyển cho Hàn Quốc các xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của lục quân Nga được bắt đầu năm 1996.
Hiện nay các xe tăng T-80U vẫn còn rất tốt và được biên chế cho Lữ đoàn tăng số 30 của quân đội quốc gia này. Chưa có dấu hiệu cho thấy loại xe tăng này sẽ được nghỉ hưu dù Hàn Quốc đã tự sản xuất được xe tăng K-2, loại xe tăng đứng thứ 3 thế giới về sức mạnh.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Báo Anh: Tiêm kích tàng hình Su-57 hộ tống Putin "ăn đứt" F-35 của Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình diễn 6 chiếc Su-57 tối tân nhất khi đến gặp Ngoại trưởng Nga Mike Pompeo và sức mạnh của Su-57 rõ ràng có thể khiến tiêm kích tàng hình F-35 lép vế.
Theo Express, đoạn video công bố hồi tuần này cho thấy cảnh ông Putin ngồi trên chiếc IL-96-300PU được mệnh danh là "Điện Kremlin bay" với 6 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 hộ tống.
Đoàn hộ tống của ông Putin chiếm tới một nửa số tiêm kích Su-57 mà không quân Nga đã tiếp nhận cho đến nay. Điều này cho thấy Nga đã chính thức đưa mẫu tiêm kích tối tân này vào biên chế hoạt động.
Sự xuất hiện của Su-57 rõ ràng mang nhiều ý nghĩa, Express đánh giá. Đặc biệt là khi Mỹ nhiều khả năng sẽ ngừng bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ còn Anh sắp tiếp nhận tiêm kích F-35B cho tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.
Hồi đầu tháng này, người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga Rostec, Sergey Chemezov, nói về khả năng Nga bán tiêm kích Su-57 cho Thổ Nhĩ Kỳ để khỏa lấp khoảng trống mà Washington để lại.
"Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 có chất lượng vượt trội, rất có tiềm năng xuất khẩu", Chemezov nói, nhấn mạnh rằng Nga sắn sàng hợp tác nếu kế hoạch mua F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ thất bại.
Tiêm kích tàng hình F-35 (trái) và Su-57.
Bài phân tích trên tạp chí Military Watch đánh giá Su-57 tỏ ra vượt trội hơn nhiều so với mẫu tiêm kích F-35 đắt đỏ của Mỹ, đặc biệt là trong môi trường không chiến.
"Su-57 và F-35 đều là tiêm kích tàng hình thế hệ 5, nhưng vai trò và nhiệm vụ của chúng rất khác nhau", bài phân tích viết.
"F-35 là mẫu tiêm kích tối giản, giảm chi phí của chiếc F-22 Raptor. Mẫu F-22 được coi là 'quốc bảo' của Mỹ và không xuất khẩu ra nước ngoài. Bản thân chiếc F-35 cho thấy năng lực yếu kém trong không chiến".
Ngược lại, Su-57 là mẫu tiêm kích hạng nặng hai động cơ, được thiết kế chuyên cho mục đích thống trị bầu trời như F-22. Su-57 một khi được sản xuất với số lượng lớn, sẽ thách thức vị thế của F-22 Raptor ở châu Âu và Thái Bình Dương.
"Năng lực không chiến của F-35 chỉ giới hạn ở khả năng tự vệ. Đây là ưu thế lớn mà Su-57 đem lại", bài phân tích viết.
Ông Putin đến gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bằng đội hộ tống hùng hậu, bao gồm 6 chiếc Su-57.
"Su-57 có ưu thế về tốc độ, độ cao, cảm biến, tên lửa, tầm tấn công và cả khả năng vận hành linh hoạt - đây là yếu tố mà tiêm kích Nga luôn vượt trội so với Mỹ".
Su-57 có thể được trang bị tên lửa Kh-59MK2, Kh-58 và Kh-38M uy lực. "Phần lớn các tên lửa này đạt tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh, vượt trội hơn nhiều so với các vũ khí cận âm trang bị trên F-35".
Hiện chưa rõ Su-57 có được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal hay không, nhưng nếu có thì đây chính là "cú chốt" đánh gục tiêm kích F-35 của Mỹ.
Boris Obnosov, giám đốc điều hành của Tập đoàn Tên lửa Chiến lược Nga (KTRV) từng nói: "Tất cả những loại vũ khí cần thiết sẽ được trang bị trên tiêm kích Su-57, trong đó có tên lửa siêu thanh".
Tên lửa siêu thanh Kinzhal có tầm bắn 2.000km với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, đạt tốc độ gấp 10 lần âm thanh và có thể thay đổi quỹ đạo bay bất cứ khi nào sau khi phóng.
Hiện chưa rõ giá thành mẫu tiêm kích tối tân này của Nga, nhưng nhiều khả năng sẽ rẻ hơn chiếc F-35A (83 triệu USD). Nga có thể giới hạn một số tính năng trên phiên bản xuất khẩu, như giới hạn những loại tên lửa mà Su-57 có thể mang theo.
Theo Danviet
Hạm đội NATO sẽ tiến vào Biển Đen? Các nước NATO dự định tiến vào Biển Đen và Nga sẽ đáp trả hành động này, vùng biển này sẽ thành vùng chiến tranh. Chuyên gia quân sự, đại tá đã nghỉ hưu Viktor Baranets nói với tờ Komsomolskaya Pravda rằng, Nga sẽ có đủ sức mạnh để ngăn chặn NATO triển khai các tàu chiến của họ ở Biển Đen. Kinh...