[Info] Siêu tàu sân bay Mỹ bất ngờ xuất hiện trên biển Đông
Đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam tham dự Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, siêu tàu sân bay USS John C.Stennis của Mỹ cũng bất ngờ xuất hiện tại Biển Đông.
Được biết biên đội tàu sân bay USS John C.Stennis tại Biển Đông được Cơ quan báo chí Hạm đội 7 cho biết, USS John C. Stennis (CVN-74) và đội tàu hộ tống đang tiến hành một số hoạt động an ninh ở vùng biển quốc tế. Thông báo cho biết, con tàu này vừa hoàn thành cuộc tập trận Hổ mang Vàng với Quân đội Thái Lan và hàng chục quốc gia đối tác trong khu vực. Hiện nhóm tàu sân bay Mỹ đang trên đường trở về căn cứ tại Nhật Bản.
Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ cuối năm 2018, tàu USS John C. Stennis trở lại Biển Đông và lần thứ 3 tàu sân bay Mỹ xuất hiện tại vùng biển này.
Cụ thể, hồi cuối năm 2018, Hải quân Mỹ đã quyết định điều hai nhóm tàu sân bay đến Biển Đông là tàu USS Ronald Reagan và tàu USS John C. Stennis.
Phát biểu tại sự kiện này, Chuẩn đô đốc Marc Dalton cho biết: “Sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực nhằm hỗ trợ khả năng phòng thủ của Washington cũng như các đồng minh, thúc đẩy tự do hàng hải, thương mại, ngăn chặn xung đột và đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc quốc tế”.
Chiến dịch tuần tra Biển Đông của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc thời gian qua liên tục tăng cường hành động quân sự hóa trái phép ở khu vực này như triển khai hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, cho máy bay diễn tập cất hạ cánh (phi pháp) trên một số đảo nhân tạo.
Video đang HOT
Siêu tàu sân bay của Mỹ
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson là một trong 10 chiếc tàu sân bay lớp Nimitz. Lượng giãn nước 103.500 tấn; đây là lớp tàu chiến lớn nhất trên thế giới. Với lượng giãn nước khổng lồ như vậy, tàu phải sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân A4W để tạo ra hơi nước áp lực cao, làm quay bốn trục chân vịt.
Vì sử dụng năng lượng hạt nhân, nên tàu USS Carl Vinson có thể hoạt động trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu; và theo tính toán, tàu có thời gian phục vụ khoảng trên 50 năm. Tầm hoạt động của tàu không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp tế hậu cần.Trong tác chiến, sức mạnh tiến công của cụm tàu sân bay USS Carl Vinson là liên đội không quân với hơn 90 máy bay các loại.
Từ tàu sân bay USS Carl Vinson, các máy bay chiến đấu có thể tiến công các mục tiêu từ khoảng cách vài trăm km. Tàu sân bay USS Carl Vinson được biên chế Liên đội không quân số 2 (CVW-2) với hơn 70 máy bay.
Khi cần thiết có thể tăng lên tới 90 máy bay các loại. Trong đó hơn 1/2 là tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet, đây là lực lượng tiến công chủ yếu của cụm tàu sân bay Mỹ, có khả năng tiến công các mục tiêu trên không, trên mặt biển, mặt đất của đối phương.
Ngoài tiêm kích hạm, liên đội có 19 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk thực hiện tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, tiếp tế cho tàu sân bay khi hoạt động xa bờ; 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler (được phát triển từ mẫu F/A-18) có nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp điện tử và tiến công các hệ thống phòng không của đối phương.
Bên cạnh đó, tàu còn có 4 máy bay trinh sát cảnh báo sớm E-2C có nhiệm vụ phát hiện, chỉ thị vị trí máy bay đối phương cho các lực lượng trên cụm tàu sân bay. 2 máy bay vận tải C-2 Greyhound sẵn sàng chở quân và hàng tiếp tế đến và đi khi ở ngoài phạm vi hoạt động của máy bay trực thăng MH-60. Quân số phi công, thủy thủ trên tàu sân bay khoảng 5.500 người, được huấn luyện bài bản, phối hợp thuần thục, tạo nên sức mạnh tác chiến gần như bất khả xâm phạm của cụm tàu sân bay USS Carl Vinson.
Theo ANTD
Iran tuyên bố sẵn sàng tấn công Mỹ
Tư lệnh hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayyari tuyên bố, Tehran đã sẵn sàng cho bất kỳ hành động thù địch nào của Mỹ trong bối cảnh Washington đưa chiến hạm vào vùng Vịnh.
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ do hàng không mẫu hạm USS John C.Stennis dẫn đầu đi vào Vịnh Ba Tư.
Theo báo Anh Express, Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayyari tuyên bố, tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS John C. Stennis của Hải quân Mỹ vừa tiến vào vùng Vịnh không gây ra mối đe dọa đáng kể nào đối với Iran. Tuy nhiên, Iran "sẽ không cho phép tàu chiến Mỹ đến gần vùng lãnh hải của chúng tôi trong Vịnh Ba Tư".
"Chúng tôi có đủ khả năng để chống lại hành động của họ và chúng tôi đã diễn tập đầy đủ cho điều đó", ông Sayyari nhấn mạnh.
Chuẩn Đô đốc Iran cũng tuyên bố, Hải quân Mỹ có thể triển khai tàu chiến trong vùng biển quốc tế gần Iran trong khi Hải quân Iran cũng có thể triển khai tàu chiến trên Đại Tây Dương gần vùng biển của Mỹ.
Cảnh báo của Tư lệnh hải quân Iran được đưa ra trong bối cảnh tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS John C. Stennis của Mỹ tiến vào vùng Vịnh cuối tuần trước giữa lúc căng thẳng giữa Tehran và Washington tiếp tục gia tăng và đạt đến mức độ chưa từng thấy.
USS John C. Stennis là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ vào vùng Vịnh vực kể từ khi Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Một cuộc chiến ngôn từ đã bùng nổ giữa hai nước sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hồi tháng 5 và áp đặt lại các lệnh trừng phạt nhắm vào các lĩnh vực ngân hàng và năng lượng của Iran.
Việt Trần (theo Express)
Theo Vietnam
Nhật Bản điều tiêm kích chặn chiến đấu cơ Su-24 của Nga Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã điều chiến đấu cơ chặn máy bay chiến đấu Nga, vài ngày sau khi Nga điều quân đến gần Nhật Bản, gửi thông điệp đe doạ đáng sợ. Chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Theo Sputnik, chiếc Su-24 của Nga được cho là đang tuần tra trong không phận quốc tế khi vụ...