Influencer bị cấm khoe giàu, làm nội dung ‘câu view’, người dùng Trung Quốc chuyển sang xem video về… nông thôn
Đối mặt với những quy định kiểm duyệt gắt gao, các influencer Trung Quốc buộc phải chuyển hướng sang sản xuất nội dung lành mạnh hơn, dù ít có khả năng “ câu view” hơn.
Wang Jing cho tay xuống một gò đất và kéo ra một bó nấm sò căng phồng. Cô influencer nông dân trồng nấm nói với người hâm mộ trên Douyin: “Nhìn chúng thật đẹp” trong khi cầm trên tay những cây nấm mới.
Wang là một trong nhiều người nổi tiếng trên internet sản xuất những nội dung lành mạnh, giáo dục đang thu hút được nhiều sự chú ý hơn trên mạng xã hội Trung Quốc. Trước đó, giới chức nước này đã yêu cầu loại bỏ các nội dung cổ suý lối sống được coi là không phù hợp, như khoe mẽ sự giàu có.
Cơ quan giám sát internet của Trung Quốc – Cục Quản lý Không gian mạng (CAC), trong năm nay đã khoá 20.000 tài khoản của các influencer vì đăng tải nội dung sai lệch, gây tổn hại đến môi trường internet.
Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, những nội dung được đăng tải trên mạng đã bị hạn chế. Tuy nhiên, Bắc Kinh trở nên nghiêm khắc hơn với vấn đề này kể từ khi ông Tập nỗ lực thực hiện mục tiêu “thịnh vượng chung” vào tháng 8 để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của quốc gia này.
Influencer trồng nấm Wang Jing.
Kể từ đó, các cơ quan kiểm duyệt đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn để loại bỏ các tài khoản không phù hợp, nhiều nội dung trước đây dễ dàng vượt qua quá trình kiểm duyệt cũng bị gỡ bỏ. Trong vài tháng qua, fanpage của người hâm mộ các nhóm nhạc nam Hàn Quốc cũng phải ngừng hoạt động, bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo các sản phẩm thời trang cao cấp cũng bị xoá và chuyên gia tài chính cũng bị cấm “phím hàng” khi livestream.
Cara Wallis – một giáo sư tại Đại học Texas A&M, nhận định việc Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao khiến nội dung trên truyền thông đang trở nên hơi nhạt nhẽo.
Một học giả Trung Quốc nghiên cứu về văn hoá influencer cho biết: “Chính phủ muốn có nhiều tiếng nói tích cực hơn trên mạng xã hội, nơi kể một câu chuyện hay về đất nước.”
Trong số các nội dung được phê duyệt có những video của Wang Jing. Cô đưa hơn 2 triệu người hâm mộ ở khắp Trung Quốc đến trang trại nhỏ của mình ở vùng nông thôn Quý Châu – một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. CCTV cũng giới thiệu Wang trong một đoạn tin tức về các influencer đang giúp hồi sinh nền kinh tế nông thôn.
Video đang HOT
Học giả trên cho rằng các video này có cái nhìn rất tích cực về Trung Quốc, những người nổi tiếng này thường lãng mạn hoá về vùng nông thôn. Ông nói: “Rất nhiều người muốn xem những video như vậy.”
Zhang Tongxue – một “ngôi sao” trên Douyin đến từ tỉnh Liêu Ninh, có hơn 17 triệu người hâm mộ kể từ khi mở tài khoản vào tháng 10. Anh tải lên các video về thói quen hàng ngày với những đoạn nhạc tropical house khi lồng ghép những cảnh đang hái rau, nhặt củi và cùng phiêu lưu với bạn bè. Tận dụng sự nổi tiếng của mình, Zhang đã phát hành một bài hát mang tên “A Common Person” vào tuần trước, với nội dung về vẻ đẹp của cuộc sống đơn giản ở vùng nông thôn.
Stuart Cunningham – nhà nghiên cứu văn hoá internet Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Queensland, cho biết những đoạn video miêu tả về cuộc sống vùng nông thôn là rất phổ biến. Ông nói: “Những người sống ở thành phố đông đúc và bận rộn ở Trung Quốc ưa thích các nội dung liên quan đến vùng nông thôn, với phong cảnh yên bình và nhịp sống chậm hơn.”
Zhang Tongxue.
Tuy nhiên, Cunningham cho biết sự phát triển của nội dung này cũng có sự can thiệp của chính phủ. Chính quyền các địa phương cũng tổ chức những buổi học về việc thu hút người dùng cho các influencer, nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông thôn vốn đã trì trệ.
Trên nền tảng Bilibili, nội dung giáo dục cũng là một trọng tâm. Tại đây, Nie Huihua – giáo sư kinh tế tại Đại học Renmin, đã có 155.000 người hâm mộ. Ông chia sẻ những hướng dần về phân tích nền kinh tế Trung Quốc. Nie nói: “Đây là một kênh tuyệt vời để chia sẻ ý tưởng, đặc biệt là cho các học sinh vùng nông thôn, những người không được tiếp cận với những giáo viên giỏi nhất.”
Theo Wallis, các nền tảng này đã phải nỗ lực thu hút sự chú ý bằng cách quảng cáo nội dung “clickbait” trong khi vẫn phải tuân thủ điều kiện kiểm duyệt. Họ vẫn tập trung vào các nội dung giải trí, mang lại nhiều doanh thu hơn nhưng đầu tư cả nội dung phù hợp về mặt chính trị.
Đối với Wang, động lực để mở tài khoản Douyin là kiếm tiền. Cô muốn tìm một nơi có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng cho nông sản của mình. Trong năm qua, Wang đã bán được khoảng nửa triệu bộ dụng cụ trồng nấm cho những người hâm mộ muốn tạo ra “cung điện” nấm của riêng mình.
Wang nói, dù được đón nhận rất nhiệt tình với sản phẩm nấm sò nhưng lượng tiếp cận trực tuyến đối với kênh cô vẫn hạn chế. Cô nói: “Mọi người rất quan tâm đến những vấn đề ở nông thông. Nhưng, nội dung giải trí vẫn phổ biến hơn.”
Trào lưu "khoe giàu" ở Trung Quốc hết thời, chính phủ vào cuộc dẹp loạn, hé lộ sự chênh lệch giàu nghèo không tin nổi
Từ câu chuyện một người đàn ông khoe giàu trên mạng đã khiến cơ quan không gian mạng vào cuộc dẹp loạn nạn khoe giàu, và sau đó trở thành đề tài được dư luận quan tâm.
Mới đây, cư dân mạng bàn tán xôn xao trước một đoạn clip "khoe giàu" của một chủ tài khoản có tên "Ăn sạch Bắc Kinh" trên nền tảng Douyin (TikTok Trung Quốc).
Theo đó, đoạn clip thể hiện trong căn phòng tổng thống của một khách sạn sang trọng ở thành phố Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), người đàn ông bước ra từ nhà tắm hiện đại kết hợp dịch vụ xông hơi. Sau đó, anh ta chuyển ống kính sang khu vực nhà ăn, một vị đầu bếp đã trang trí xong đĩa beefsteak và chờ đợi khách V.I.P đến dùng bữa.
Hôm sau, người đàn ông "chúc buổi sáng" với fan hâm mộ của mình bằng đĩa tôm hùm ngay trên chiếc giường king .
Sau khi trả phòng, người đàn ông nhìn vào tờ hóa đơn trong tay mà cảm thán: "Con số đủ để tôi mua mấy chiếc iPhone đời mới". Theo đó, số tiền chính xác mà anh ta phải trả là 108.876 NDT (hơn 390 triệu VND).
Đoạn clip khoe giàu tưởng chừng chỉ đơn giản lưu lại những khoảnh khắc "sang chảnh" trong cuộc sống đời thường nhưng đã vi phạm quy định không gian mạng của Trung Quốc.
Sau tuyên bố "giảm thiểu hiện trạng mất cân bằng tỷ lệ giàu nghèo", chính phủ Trung Quốc bắt đầu tuyên chiến với những nội dung mang tính chất "khoe giàu" trên mạng xã hội.
Cơ quan quản lý tài chính đánh tiếng với các "ông lớn" trong ngành kỹ thuật công nghệ, yêu cầu họ bày tỏ sự trung thành và quyên tặng số tiền khổng lồ cho đất nước. Theo đó, các nền tảng mạng xã hội đã xóa hàng loạt tài khoản nổi tiếng nhờ sáng tạo nội dung "khoe giàu".
Chủ tài khoản tên "Ăn sạch Bắc Kinh" trên đã thu hút 28 triệu người theo dõi trên nền tảng Douyin bằng cách chia sẻ những đoạn clip về cuộc sống giàu sang, thưởng thức mỹ thực. Tuy nhiên, sau khi bị cơ quan quản lý không gian mạng "điểm danh", anh ta đã xóa tất cả nội dung đăng tải trước đó. Động thái mới nhất của anh là đoạn clip quay lại bữa ăn ở cửa hàng tiện lợi "bình dị".
"Chúng tôi sẽ tăng cường quản lý và xử lý mạnh tay với những hành vi tương tự, để các nền tảng mạng xã hội cảm thấy nguy hiểm mà dè chừng hơn", ủy viên cấp cao của phòng Thông tin không gian mạng Trung Quốc, ông Trương Ủng Quân chia sẻ trong buổi họp báo gần đây.
Thật ra, khái niệm "khoe giàu" vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra hàng loạt các ví dụ minh họa nhưng hầu như họ chỉ thực hiện theo cảm tính.
"Tiêu chuẩn còn phải xem hiệu quả lan truyền của nội dung được đăng tải. Xem nó có phải kích thích mọi người sống tích cực, phấn đấu để hướng đến cuộc đời tốt đẹp hay không, hay nó chỉ là một công cụ để phô trương những nhu cầu thô tục", ông Trương Ủng Quân nói.
Năm 2021, Douyin đã xóa hơn 4000 tài khoản có nội dung "khoe giàu" chỉ trong vòng 2 tháng. Xiaohongshu (RED - một nền tảng tương tự với Instagram) cũng đã đánh dấu cảnh báo vi phạm với hơn 9000 bài đăng từ tháng 5 đến tháng 10 cũng cùng nội dung "khoe giàu".
Chênh lệch giàu nghèo đang là hiện trạng vô cùng nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổ chức nghiên cứu Credit Suisse, 1% dân số chiếm 31% tổng tài sản của Trung Quốc. Đại dịch thế giới càng nới rộng khoảng cách giàu nghèo. Trong khi giới nhà giàu chi tiêu xa xỉ thì phần còn lại của xã hội đang cố gắng sống lay lắt qua ngày.
Chia sẻ hưởng thụ cuộc sống giàu sang là nội dung được nhiều người yêu thích kể từ khi mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu. Đương nhiên, Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Mùa hè năm 2020, Trung Quốc bắt đầu chú ý đến vấn đề đang dần nổi cộm này. Tháng 7/2020, Phòng thông tin không gian mạng Trung Quốc tuyên bố thực thiện "cuộc thanh trừng thông tin có giá trị quan không tốt như khoe giàu, chia sẻ cuộc sống xa xỉ,..."
Sau khi hoạt động thanh trừng được triển khai, Tân Hoa Xã đã gọi "khoe giàu" là "hơi thở xã hội thối nát". Xiaohongshu mời gọi người dùng sáng tạo nội dung chỉ trích hành động "khoe giàu".
Bên cạnh đó, một số người đã lên tiếng cho rằng nỗi lo lắng về "khoe giàu" đang bị làm phức tạp lên. Nhiều người chỉ đơn giản muốn chia sẻ cuộc sống bình thường của họ và điều này đã thỏa mãn được sự hiếu kỳ của đông đảo người dùng khác. Nói đúng hơn, "khoe giàu" ở đây chỉ mang tính chất giải trí là chính.
Chính phủ Trung Quốc đã xuống tay với những nền tảng lớn mang tính xu hướng trong xã hội. Theo đó, vào tháng 10 năm nay, Douyin và Kuaishou đã bị phạt 200.000 NDT (hơn 717 triệu VND) vì cho phép quảng cáo "tiêu dùng quá độ".
Tháng 11 vừa qua, Xiaohongshu tuyên bố cải tiến thuật toán nhận biết nội dung "khoe giàu", nhưng chưa đưa ra chi tiết cụ thể. Đồng thời, chức năng đánh dấu cảnh báo đối với nội dung "khoe giàu" được cho là biện pháp chưa triệt để.
Trên thực tế, việc đánh giá một chủ tài khoản có bị dính vi phạm "khoe giàu" hay không là một vấn đề cực kỳ khó. Các biện pháp hiện tại của Trung Quốc chỉ mang tính chất "đánh tiếng" để các chủ tài khoản "thấy khó mà lui", giải quyết "phần nổi nhỏ bé trên tảng băng chìm".
Việc muốn thanh lọc toàn bộ "tệ nạn khoe giàu" trên tất cả nền tảng mạng xã hội là một thách thức đối với đất nước đông dân nhất thế giới như Trung Quốc.
Nam thần nổi tiếng xứ Trung đột ngột tự vẫn vào ngày sinh nhật, để lại lá thư tuyệt mệnh dài 5.000 từ nêu lý do gây chấn động và tranh luận gay gắt Lá thư tuyệt mệnh dài đầy đau thương, xót xa và sự chân thành của nhiếp ảnh gia trẻ đã khiến cả fan lẫn cộng đồng mạng không cầm được nước mắt. Ngày 28/11, Lộc Đạo Sâm - một influencer Trung Quốc đã khiến hàng trăm ngàn fan hâm mộ trên Weibo của mình sốc khi đăng tải một status dài 5.000 từ...