INF sụp đổ: Putin cảnh báo sẽ trả đũa Mỹ
Tổng thống Nga chỉ thị cho các cơ quan trinh sát và tình báo bám sát tình hình phát triển, sản xuất và triển khai các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có những tuyên bố đầu tiên sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Theo ông, Mỹ đã bỏ qua những nỗ lực lâu nay của cộng động thế giới nhằm mục đích giảm khả năng xảy ra xung đột quân sự, bao gồm cả hạt nhân.
Người đứng đầu Điện Kremlin chỉ thị cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Cơ quan Tình báo đối ngoại của Nga “giám sát” các động thái của Mỹ trong việc phát triển, sản xuất và triển khai các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Nếu Nga nhận được thông tin đáng tin cậy rằng Washington đã hoàn thành khâu phát triển và bắt đầu sản xuất các hệ thống trên, Nga sẽ buộc phải đáp trả theo cách tương tự – tuyên bố cho biết.
Tổng thống Putin chỉ thị cho các cơ quan trinh sát và tình báo bám sát tình hình tên lửa của Mỹ. (Ảnh:politexpert.net)
Tổng thống Putin thừa nhận rằng việc trang bị các hệ thống như vậy cho quân đội Nga sẽ mất rất nhiều thời gian. Từ giờ cho đến lúc đó, Nga vẫn sẽ sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ nước Mỹ bằng các phương tiện hiện có như: các tên lửa trên không “X-101″ và “Kinzhal”, tên lửa trên biển “Calibre”, cũng như các tổ hợp đầy triển vọng, bao gồm các hệ thống siêu thanh loại “Zircon”. Matxcơva không thể hài lòng với “các tuyên bố không có gì là đảm bảo cho hòa bình” từ phía Mỹ và các đồng mình – ông Putin nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm rằng tất cả các biện pháp từ phía Nga sẽ chỉ mang tính đáp trả tương xứng. Quân đội Nga sẽ chỉ triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại các khu vực nơi có các hệ thống tương tự do Mỹ sản xuất hiện hữu. Ông Putin cũng kêu gọi khôi phục các cuộc đàm phán về an ninh và sự ổn định chiến lược. Phía Nga luôn sẵn sàng làm việc này – Tổng thống Putin khẳng định.
Video đang HOT
Nga sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa có thể đến từ nước Mỹ bằng các phương tiện hiện có. (Ảnh: TASS)
Vào tháng 2, Mỹ tuyên bố bắt đầu quá trình rút khỏi Hiệp ước INF, đồng thời cáo buộc Nga liên tục vi phạm các điều khoản. Washington coi việc phát triển tên lửa 9M729 tại Nga là một trong những vi phạm đó, yêu cầu Matxcơva phá hủy hoặc điều chỉnh lại tính năng. Về phần mình, Nga không đáp ứng yêu cầu của Mỹ và đến tháng 7 cũng tuyên bố ngừng thực thi các điều khoản của Hiệp ước INF trong một thời gian không xác định.
Vào ngày 2/8, thời hạn 6 tháng được quy định trong thủ tục rút khỏi Hiệp ước INF đã hết, Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận này. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng xác nhận văn kiện này chấm dứt.
Hiệp ước INF quy định cấm phát triển, sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất tầm trung (từ 1000 đến 5500 km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1000 km), cũng như các bệ phóng.
(Nguồn: Vedomosti)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẽ triển khai tên lửa ở châu Á sau khi tham vấn các đối tác
Quyết định về việc triển khai "tài nguyên quốc phòng" ở bất cứ nơi nào đều được Washington đưa ra sau khi "tham khảo ý kiến một cách rõ ràng" với các đối tác.
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm tới Australia, và được cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao công bố hôm Chủ nhật, ngày 4/8.
Câu hỏi được đặt cho ông Pompeo là liệu tuyên bố này có đồng nghĩa với việc các tên lửa có thể được triển khai tại căn cứ quân sự gần thành phố Darwin ở miền bắc Australia, nơi có hơn một ngàn lính thủy đánh bộ Mỹ đang đóng quân.
Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ cho triển khai tên lửa sau khi tham vấn các đối tác. (Ảnh: Reuters)
"Liên quan đến việc chúng tôi sẽ đặt những tên lửa này ở đâu, thực sự mà nói, các quyết định về việc triển khai lực lượng, triển khai tên lửa, hay về tất cả những điều mà chúng tôi làm trên khắp thế giới - đó là những điều mà chúng tôi thường xuyên phải cân nhắc. Chúng tôi muốn khẳng định rằng chúng tôi đang bảo vệ các đối tác, bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.
Tôi nghĩ rằng, những nỗ lực của chúng tôi trong việc triển khai các tài nguyên, các tài nguyên quốc phòng của chúng tôi nhằm giữ gìn ổn định và duy trì răn đe trên thế giới - là những gì mà chúng tôi luôn cân nhắc, chúng tôi hài lòng về điều đó và sẽ tham khảo ý kiến chặt chẽ với từng đối tác" - ông Pompeo phát biểu.
Trước đó, hôm 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lên tiếng tuyên bố ủng hộ kế hoạch triển khai các tên lửa đất đối không tầm trung ở khu vực châu Á sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Nga-Mỹ về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lý do mà Tổng thống Donald Trump đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp ước INF chính là vì đã có những vi phạm hiệp ước từ phía Nga.
"Bộ trưởng Esper cũng đề cập đến thực tế việc chúng tôi quyết định rút khỏi Hiệp ước INF là cần thiết sau nhiều năm cố gắng thuyết phục người Nga quay trở lại tuân thủ (các điều khoản thỏa thuận)... Và vì thế giờ đây chúng tôi buộc phải có các hành động để bắt kịp người Nga, và để chúng tôi cũng có được cơ hội thực hiện các chức trách của mình liên quan đến vấn đề này" - ông cho biết thêm.
Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Nga ra thông cáo rằng Hiệp ước INF chính thức chấm dứt vào ngày 2/8 do hành động khởi xướng từ phía Mỹ. Giải thích cho hành động của mình, Washington cáo buộc Matxcơva đã từ chối thực hiện tối hậu thư của Mỹ về việc yêu cầu tiêu hủy hoàn toàn các tên lửa hành trình 9M729 - loại tên lửa mà theo khẳng định của Mỹ và các đồng minh NATO là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.
Đáp lại, Matxcơva bác bỏ cáo buộc trên, khẳng định rằng đặc tính kỹ thuật của tên lửa 9M729 hoàn toàn nằm trong các thông số được hiệp ước cho phép, và đồng thời bác bỏ yêu sách ngang ngược của Washington.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ muốn nhanh đưa tên lửa tầm trung đến châu Á đối phó Trung Quốc Mỹ muốn nhanh hóng đưa tên lửa tầm trung đến châu Á để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm nay cho biết. "Vâng tôi muốn làm như vậy", ông Esper nói khi được hỏi liệu Mỹ có cân nhắc triển khai tên lửa tầm trung mới ở châu Á...