Indonesisa: Thêm 1 bệnh nhi 2 tuổi tử vong vì bệnh viêm gan bí ẩn
Ngày 11/5, Cơ quan Y tế thành phố Medan, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia báo cáo một trường hợp trẻ 2 tuổi tử vong nghi ngờ có liên quan đến loại viêm gan không xác định.
Indonesia vừa báo cáo thêm một trường hợp trẻ 2 tuổi tử vong nghi ngờ có liên quan đến loại viêm gan không xác định
Cơ quan này cũng thông báo một trường hợp nghi ngờ khác là một em bé 8 tháng tuổi đang được điều trị bệnh.
Video đang HOT
Ông Ismail Lubis, Giám đốc Cơ quan y tế thành phố Medan cho biết bệnh nhi trên tử vong tại Bệnh viện St. Elisabeth sau khi được điều trị vì các triệu chứng nghiêm trọng.
“Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng buồn nôn, nôn, sốt, vàng mắt và mất ý thức. Để xác định chắc chắn bệnh nhi này có bị viêm gan hay không, cơ quan này đã gửi một mẫu bệnh phẩm đến Đại học Indonesia để xét nghiệm” – ông Lubis cho biết.
Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Adam Malik hiện đang điều trị cho một trẻ sơ sinh có các triệu chứng tương tự tại một cơ sở chăm sóc đặc biệt. “Bệnh nhi này nhập viện trong tình trạng bất tỉnh với da vàng, buồn nôn và nôn mửa” – ông Fajrinur, một quan chức tại bệnh viện Adam Malik, xác nhận vụ việc.
Hiện Bộ Y tế Indonesia đang tiến hành điều tra 4 trường hợp tử vong ở trẻ em được cho là có liên quan đến bệnh viêm gan “bí ẩn”: một ở Tulungagung, Đông Java và ba ở Jakarta. Vào tuần trước, một trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có các triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính đã tử vong tại Bệnh viện Hermina Padang ở thủ phủ tỉnh Tây Sumatra.
Bộ Y tế Indonesia cho biết hiện đã có 15 trường hợp bệnh nhi được xác nhận mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân kể từ khi cơ quan này tiến hành một cuộc điều tra về căn bệnh này. Năm trường hợp trẻ em đầu tiên bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân được phát hiện vào tháng 10/2021 tại một bệnh viện ở Alabama, Mỹ, nơi các em nhập viện với tình trạng tổn thương gan.
Kể từ đó, hơn 200 trường hợp nghi ngờ và có thể xảy ra đã được báo cáo ở 20 quốc gia, bao gồm cả Indonesia. Hơn một nửa số trường hợp là ở Vương quốc Anh, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bùng phát “viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân” vào ngày 15/4. Trẻ em bị nhiễm bệnh trong khoảng từ 1 tháng đến 16 tuổi.
Ông Muzal Kadim thuộc Hiệp hội Nhi khoa Indonesia (IDAI) cho biết vệ sinh cá nhân tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang, cũng như an toàn thực phẩm, vẫn là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em. Ông Kadim nói: “Các virus viêm gan thường lây lan qua các giọt nước bọt và ăn thực phẩm bị ô nhiễm”.
Indonesia ghi nhận 3 bệnh nhi tử vong nghi do viêm gan cấp tính
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia ngày 2/5 khuyến cáo người dân tăng cường theo dõi và cảnh giác với bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em sau khi nước này ghi nhận 3 trường hợp bệnh nhi tử vong nghi ngờ do bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân.
Indonesia khuyến cáo người dân cẩn thận và bình tĩnh với căn bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em. Ảnh minh họa: REUTERS
Trong thông cáo báo chí, Bộ Y tế Indonesia cho biết 3 bệnh nhi tử vong có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy nặng, sốt, vàng da, co giật và mất ý thức. Bộ khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ em có những biểu hiện này đến bệnh viện sớm.
Hiện Bộ Y tế Indonesia đang tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan cấp tính thông qua một cuộc kiểm tra toàn diện về virus. Người phát ngôn Bộ Y tế kêu gọi người dân cẩn thận và bình tĩnh trong thời gian Bộ Y tế tiến hành điều tra. Thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đảm bảo thực phẩm được nấu chín và sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ ăn uống, tránh tiếp xúc với người bệnh.
Bộ này cũng đã ban hành thông tư về việc đề phòng phát hiện các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân nhằm đẩy mạnh giám sát dịch bệnh trên toàn quốc. Thông tư yêu cầu các văn phòng y tế địa phương, cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y tế cộng đồng và các bệnh viện, cùng với những viện nghiên cứu khác theo dõi và báo cáo các trường hợp mắc hội chứng vàng da cấp tính, cập nhật vào Hệ thống Cảnh báo và Ứng phó sớm (SKDR). Các triệu chứng cần chú ý như da và củng mạc đổi màu, nước tiểu vàng, sẫm màu xuất hiện đột ngột. Tuyên truyền phổ biến các biện pháp phòng ngừa thông qua việc thực hiện Hành vi Sống Sạch sẽ và Khỏe mạnh.
Bộ Y tế Indonesia cũng yêu cầu các bên liên quan thông báo để người dân đến ngay cơ sở, dịch vụ y tế gần nhất kiểm tra sức khỏe nếu họ mắc hội chứng của bệnh vàng da, đồng thời xây dựng và củng cố mạng lưới giám sát trên các chương trình và ứng dụng liên ngành.
COVID-19 tới 6h sáng 20/8: Ca mắc mới ở Mỹ cao nhất thế giới; Ấn Độ chuẩn bị giường bệnh nhi Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 688.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 210,7 triệu ca, trong đó trên 4,41 triệu ca tử vong. Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sao Leopoldo, bang...