Indonesia yêu cầu Trung Quốc làm rõ cáo buộc thuyền viên bị ngược đãi
Hãng tin MBC đã dẫn chứng cáo buộc của các thuyền viên Indonesia trên tàu Trung Quốc về việc bị đối xử tệ hại và bị bóc lột sức lao động.
Ngày hôm nay (7/5), Bộ Ngoại giao Indonesia triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để làm rõ về các cáo buộc liên quan đến việc các thuyền viên Indonesia trên tàu cá Trung Quốc bị ngược đãi đến chết và bị ném xuống biển.
Giám đốc Cục Bảo vệ Công dân và Luật pháp, Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Judha Nugraha cho biết, lệnh triệu tập được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại công hàm ngoại giao của phía Indonesia về sự việc trên một cách không thoả đáng.
Hãng tin MBC của Hàn Quốc, ngày 6/5 đã đăng tải một video do các thuyền viên Indonesia quay lại hình ảnh thi thể một thuyền viên bị ném xuống biển. Trong bản tin, hãng tin MBC cũng dẫn chứng cáo buộc của các thuyền viên Indonesia về việc bị đối xử tệ hại và bị bóc lột sức lao động khi phải làm việc từ 18-30 tiếng trên hai tàu cá Long Xin 605 và Tian Yu 8 của Trung Quốc, mà không có thời gian nghỉ ngơi. Hậu quả là một thuyền viên trên tàu Long Xin 605 bị ốm và tử vong. Thi thể của thuyền viên này đã bị ném xuống biển. Hai con tàu sau đó đã neo đậu tại thành phố Busan, Hàn Quốc.
Video đang HOT
Đại sứ quán Indonesia tại Bắc Kinh đã gửi công hàm yêu cầu làm rõ sự việc trên. Đáp lại công hàm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, việc ném thi thể xuống biển được thực hiện theo thông lệ hàng hải quốc tế, để bảo vệ sức khỏe của các thuyền viên khác do các thuyền viên này đã bị một bệnh truyền nhiễm. Phản hồi này được phía Indonesia cho là không thoả đáng. Do vậy, Ông Judha Nugraha nhấn mạnh, chính phủ Indonesia rất quan tâm đến việc bảo hộ các thuyền viên Indonesia là nạn nhân trên tàu cá Trung Quốc và sẽ tiếp tục triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để làm rõ lí do.
Trong số 46 thuyền viên, có một người tử vong sau khi được cấp cứu tại bệnh viện ở Busan, Hàn Quốc vì bệnh viêm phổi, một số thuyền viên khác quyết định tiếp tục hành trình, trong khi các thuyền viên còn lại sẽ được hồi hương sau khi phía Hàn Quốc hoàn thành quy trình kiểm dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao Indonesia yêu cầu chủ tàu, cơ quan/đại lý lao động ở Indonesia có trách nhiệm phối hợp trong việc bảo vệ người lao động nhập cư Indonesia./.
Trung Quốc thừa nhận đánh bắt ở vùng biển Indonesia
Trung Quốc hôm 16-1 thừa nhận ngư dân của nước này gần đây đã đánh bắt cá ở vùng biển mà Indonesia tuyên bố là một phần của vùng đặc quyền kinh tế trong khi Bắc Kinh gọi là ngư trường truyền thống.
Đại sứ Trung Quốc Xiao Qian nói với các phóng viên sau cuộc gặp Bộ trưởng Điều phối Indonesia về các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Mahfud MD rằng ngư dân Trung Quốc đã vào vùng biển ở rìa phía Nam của biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái để đánh bắt.
Một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc được nhìn thấy từ tàu Hải quân Indonesia trong chuyến tuần tra hôm 11-1. Ảnh: Reuters
Ông Xiao cho hay ông tin rằng hai chính phủ có thể xử lý tình huống hợp lý và giải quyết vấn đề đúng đắn.
Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh: "Thậm chí giữa những người bạn, giữa những người hàng xóm tốt, cũng sẽ có những quan điểm khác nhau và tranh chấp nhưng điều đó không quan trọng. Chúng tôi có thể nói về nhiều vấn đề một cách thân thiện".
Mặt khác, ông Mahfud tiết lộ đại sứ Trung Quốc nói với ông rằng chính quyền Bắc Kinh bị ngư dân gây áp lực để tiếp tục cho phép họ hoạt động ở vùng biển mà Indonesia xem là bất hợp pháp.
Bộ trưởng này cho biết các quan chức cấp cao của hai nước sẽ gặp nhau vào ngày 4 và 5-2 với nỗ lực giải quyết vấn đề.
Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Indonesia và Trung Quốc sau khi hàng chục tàu cá cùng với sự bảo vệ của các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc xâm nhập vùng biển mà Indonesia tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Indonesia đã phản đối Trung Quốc về vụ việc nói trên khi cho rằng đó là hành động xâm phạm chủ quyền.
Khu vực mà Indonesia gọi là biển Bắc Natuna nằm ở phía Bắc quần đảo Natuna, một quần đảo xa xôi được Trung Quốc chính thức công nhận là lãnh thổ của Indonesia.
Xuân Mai (Theo Kyodo)
Ai Cập và Indonesia thêm nhiều ca nhiễm COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 9/3, Bộ Y tế Ai Cập xác nhận nước này đã có thêm 7 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia Bắc Phi này lên con số 55, trong khi đã ghi nhận một ca tử vong do dịch bệnh này. Người...