Indonesia xuất khẩu cho Nepal máy bay vận tải từng bị Việt Nam từ chối
Trước khi Việt Nam đặt hàng máy bay vận tải hạng nhẹ C295M thì chiếc CN-235 do Indonesia chế tạo từng được coi là một ứng viên sáng giá.
Một máy bay vận tải đa dụng CN-235-220 được chế tạo cho Không quân Nepal đã bắt đầu hành trình “về nhà mới”, đại diện từ Công ty Hàng không Vũ trụ thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia, PT Dirgantara Indonesia (PTDI) xác nhận với tạp chí quốc phòng Jane vào ngày 30/10.
Máy bay bắt đầu hành trình từ Bandung, Tây Java và dự kiến đến thủ đô Kathmandu của Nepal vào ngày 2/11. Chiếc phi cơ sẽ dừng ở thành phố Medan của Indonesia ở Sumatra, cũng như Bangladesh và Myanmar trên chặng bay.
Chiếc CN-235-220 này mang số serial AX-2347, đây chính là chiếc CN-235-220 thứ hai được vận hành bởi Không quân Nepal. Quốc gia Nam Á này đã ký hợp đồng với PTDI đặt mua chiếc đầu tiên vào năm 2017, họ đặt hàng chiếc tiếp theo vào năm sau.
Đáng chú ý ở chỗ CN-235-200 đã từng được Indonesia giới thiệu cho Việt Nam như một ứng viên sáng giá nhằm thay thế những chiếc An-26 sắp nghỉ hưu, nhưng cuối cùng chúng ta quyết định lựa chọn dòng C295M tối tân và chỉ đặt hàng phía bạn loại NC-212i kích thước nhỏ hơn.
Máy bay vận tải hạng nhẹ CN-235-220 được Indonesia chế tạo cho Không quân Nepal. Ảnh: Jane’s Defence Weekly.
CN-235 là loại vận tải cơ hạng nhẹ do hãng CASA Tây Ban Nha hợp tác phát triển cùng IPTN Indonesia. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra năm 1983 và chính thức được biên chế vào năm 1988.
Video đang HOT
Ngoài chức năng vận tải, CN-235và biến thể của nó còn được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra biển,… đây là chiếc phi cơ được xếp vào hàng an toàn nhất thế giới và cực kỳ dễ điều khiển, rất được các phi công ưa thích.
Vận tải cơ CN-235 được điều khiển bởi phi hành đoàn 2 người, nó có khả năng chở theo tối đa 51 hành khách hoặc 18 lính dù với đầy đủ trang thiết bị. Tuy nhiên chức năng phổ biến nhất của CN-235 vẫn là vận tải khi mang được tối đa 6 tấn hàng hóa.
Máy bay CN-235 có chiềudài 21,4 m; sải cánh 25,81 m; diện tích cánh là 59,10 m2, có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh ở đường đất nhờ sức nâng lớn của đôi cánh.
Trái tim của CN-235 là 2 động cơ cánh quạt General Electric CT7-9C3 công suất 3.500 mã lực; cho tốc độ tối đa 450 km/h; tầm bay 4.355 km; trần bay 7.700 m; tốc độ leo cao 7,8 m/s.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn
Máy bay vận tải hạng nhẹ L-410 đã "lỡ hẹn" với Việt Nam
Mặc dù báo chí Cộng hòa Séc từng đưa tin có thể Việt Nam sẽ đặt hàng tới 12 máy bay vận tải hạng nhẹ L-410 nhưng thương vụ trên rất tiếc đã không thành.
L-410 là loại máy bay vận tải 2 động cơ tầm ngắn do nhà hãng LET của Cộng hòa Séc nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ năm 1971 tới nay.
Hiện có trên 1.000 chiếc L-410 đang phục vụ trong cả lĩnh vực dân sự lẫn quân sự ở khoảng 10 quốc gia trên thế giới.
Vận tải cơ L-410 Turbolet có chiều dài 14,42 m; cao 5,83m; sải cánh 19,48m; trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn; máy bay chở được 1,6 tấn hàng hóa hoặc 19 người.
Chiếc máy bay này được trang bị 2 động cơ turbine cánh quạt Walter M601E cho tốc độ tối đa 380 km/h ở trần bay 4,2 km hoặc tốc độ hành trình 365 km, tầm hoạt động 1.400 km.
Máy bay vận tải hạng nhẹ L-410 Turbolet. Ảnh: Military Today.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Alexandr Vondara vào tháng 3/2012, một website của Bộ Công thương Czech loan báo, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn L-410.
Loại máy bay vận tải này với đặc tính có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn chỉ 565 m nên tỏ ra sẽ đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ tiếp tế cho cán bộ chiến sĩ đóng quân trên quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra theo báo Quân đội Nhân dân, ngày 17/4/2013 tại Đà Nẵng, Cục Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tổ chức Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ cho 80 đồng chí là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Kỹ thuật, trưởng ban, trợ lý kỹ thuật ngành máy bay động cơ của các đơn vị trực thuộc quân chủng.
Trong thời gian hai ngày tập huấn, các học viên được giới thiệu về vũ khí trang bị mới như máy bay CASA-212, DH-6, EC-255 và đặc biệt là loại máy bay vận tải hạng nhẹ mới L-410 do Cộng hòa Séc chế tạo.
Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ của Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Với những diễn biến trên, đã có lúc tưởng như thương vụ mua sắm máy bay vận tải L-410 giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc sắp được tiến hành, nhưng từ đó đến nay sự việc không có gì tiến triển.
Theo các nhà quan sát, khả năng Việt Nam đã âm thầm hủy bỏ mối quan tâm tới chiếc L-410 để thay thế bằng loại DHC-6 và C-212 vì mặc dù nhỏ gọn, tính cơ động cao nhưng L-410 lại có nhược điểm là sức tải quá thấp.
Đặc biệt là diễn biến mới nhất cho thấy Việt Nam tiếp tục đặt hàng loại NC-212i sản xuất tại Indonesia.
Việc sử dụng DHC-6 và C-212 cho nhiệm vụ vận tải tiếp tế đảo xa vẫn đảm bảo mọi tính năng như L-410, ngoài ra dự kiến trong tương lai loại máy bay vận tải lớn hơn là C-295M cũng có thể được huy động cho nhiệm vụ này. Do vậy mà kế hoạch mua sắm L-410 tỏ ra không cần thiết nữa.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
An-12 Nga suýt gặp thảm họa khi phải hạ cánh bằng bụng Hình ảnh chiếc máy bay vận tải hạng trung An-12 của Nga phải hạ cánh bằng bụng vì bộ phận càng đáp gặp sự số đã được nhiều tờ báo đăng tải. Ukraine khoe tên lửa 'diệt mọi xe tăng và máy bay'Estonia muốn thêm pháo tự hành K9 Thunder sát biên giới Nga Theo hình ảnh từ phương tiện truyền thông xã...