Indonesia xây dựng chiến lược đối mặt với những thách thức kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 8/10, Hội nghị cấp cao về đầu tư BNI 2024 đã khai mạc tại Jakarta với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng kiên cường”.
Đây là hội nghị hằng năm do Ngân hàng Negara Indonesia (BNI) thuộc sở hữu của nhà nước tổ chức, nhằm tạo cơ hội để chính phủ, các doanh nhân, nhà đầu tư và các bên liên quan của Indonesia xây dựng chiến lược đối mặt với những thách thức kinh tế quốc gia và toàn cầu.
Tổng thống Joko Widodo phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Tham gia Diễn đàn này có hơn 2.000 đại biểu gồm các Bộ trưởng, các nhà hoạch định chính sách, diễn giả, học giả, doanh nhân, sinh viên… sẽ thảo luận về các vấn đề đầu tư, phát triển. Đây cũng là dịp để trao đổi ý tưởng, xây dựng các giải pháp chiến lược nhằm hướng tới một Indonesia mới dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto trong tương lai.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tổng thống Joko Widodo cho rằng hiện tại các nước châu Á có tiềm năng trở thành nguồn tăng trưởng kinh tế thế giới. Ba quốc gia được dự đoán sẽ trở thành siêu cường kinh tế là Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Mặc dù vậy, Indonesia vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu và bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
Video đang HOT
Ông Widodo nhấn mạnh, Indonesia có dân số lớn, nguồn vốn lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì trên 5% trong năm 2024. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tăng lên hằng năm sẽ đẩy nhanh quá trình thúc đẩy Indonesia trở thành một quốc gia phát triển. Tổng thống Widodo nêu hai lĩnh vực là hạ nguồn và số hóa mà Indonesia cần thúc đẩy để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt trong tương lai.
Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Trung ương Indonesia (BNI) Royke Tumilaar cho rằng nền kinh tế Indonesia về cơ bản vẫn vững mạnh nhưng cần cải cách cơ cấu hơn nữa để đạt được Tầm nhìn Indonesia Vàng 2045. Ông nhấn mạnh Indonesia ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế cao thứ hai trong số các quốc gia G20 vào năm 2024, chỉ sau Ấn Độ.
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Indonesia là 5.060 USD, trong 5 năm tới mục tiêu đạt hơn 7.000 USD và trong 10 năm tới mục tiêu là trên 9.000 USD. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế phải được duy trì trên 5%, phấn đấu có thể đạt 8%.
Diễn ra trong 2 ngày (8-9/10), 50 diễn giả trong và ngoài nước, bao gồm 4 Bộ trưởng của Indonesia và các đại biểu sẽ thảo luận về 15 vấn đề chiến lược trong các lĩnh vực hạ nguồn, kết nối, cải cách quy định, mở rộng kinh tế và khả năng tăng tốc sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Indonesia và thế giới.
Trưng bày giới thiệu sản phẩm thủ công đặc trưng và sáng tạo của các doanh nghiệp Indonesia.
Bên lề sự kiện có các gian trưng bày giới thiệu sản phẩm thủ công đặc trưng và sáng tạo của các doanh nghiệp Indonesia.
Tạo động lực mới cho hợp tác Nhật Bản - ASEAN về khử carbon
Theo kế hoạch, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn của Lào từ ngày 8 - 11/10, Nhật Bản sẽ giới thiệu phương thức tính toán và báo cáo về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho các quốc gia Đông Nam Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nội dung trên dự kiến sẽ được đưa vào Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo các nước Nhật Bản, Australia và các quốc gia ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) ngày 11/10.
Tuyên bố chung sẽ bao gồm kế hoạch hành động 10 năm cho từng lĩnh vực, với một trong những trọng điểm là xây dựng quy tắc tính toán và báo cáo lượng khí thải carbon cũng như các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhật Bản sẽ đề xuất các quy tắc dựa trên Luật Thúc đẩy các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu của nước này, yêu cầu các doanh nghiệp tính toán lượng khí thải và báo cáo cũng như công khai thông tin cho chính phủ. Các doanh nghiệp sử dụng tổng lượng năng lượng quy đổi sang dầu thô trên 1.500 kilolít/năm phải tuân thủ quy định này. Tính đến năm tài chính 2021, khoảng 12.000 doanh nghiệp Nhật Bản đã được đưa vào danh sách trên.
Trong khu vực ASEAN, các hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải đáng tin cậy quốc tế vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Bộ Môi trường Nhật Bản đã tổ chức các khóa đào tạo tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam để giới thiệu phương thức của nước này.
Do đó, dựa trên sự đồng thuận trong Tuyên bố chung, dự kiến trong tháng 10, Nhật Bản sẽ thành lập một hệ thống hỗ trợ thông qua Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) do chính phủ nước này tài trợ, để giúp triển khai các quy định. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ bắt đầu khảo sát cụ thể tại các doanh nghiệp và truyền đạt kinh nghiệm đến chính phủ các nước trong khu vực.
Kế hoạch hành động sẽ bao gồm lộ trình báo cáo tiến độ chuẩn bị tại Hội nghị thượng đỉnh AZEC năm 2026 và mục tiêu là đến giai đoạn 2029 - 2034, các quốc gia sẽ có hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải đồng bộ. Hiện nay, một số doanh nghiệp khởi nghiệp của Nhật Bản đang tiến hành triển khai phần mềm giúp minh bạch hóa lượng khí thải cho các doanh nghiệp địa phương như Zeroboard tại Thái Lan, hay Asuene tại Singapore.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuyên quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, việc mỗi quốc gia áp dụng một hệ thống tính toán và báo cáo lượng khí thải khác nhau là một gánh nặng.
Nếu các quy tắc này được thống nhất, việc nắm bắt lượng khí thải trên toàn chuỗi cung ứng sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ hỗ trợ Nhật Bản xây dựng cơ sở cho việc phát triển thị trường liên quan đến giảm khí thải carbon ở châu Á.
Hồi tháng 5/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó các khoản phí sẽ được áp dụng cho lượng khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhập khẩu, nhằm cân bằng điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất tại EU - châu lục vốn đang áp dụng quy định nghiêm ngặt hơn về giảm khí thải carbon. Quy định này dự kiến sẽ được áp dụng chính thức từ năm 2026.
Indonesia cung cấp bữa ăn miễn phí cho 20 triệu học sinh Indonesia dự kiến mở hàng nghìn bếp ăn trên cả nước vào năm 2025 trong bối cảnh chính phủ sắp tới, do Tổng thống đắc cử Prabowo Subianto đứng đầu, khởi động chương trình bữa ăn miễn phí trị giá hàng tỷ USD. Ban đầu, các bữa ăn sẽ được cung cấp cho khoảng 20 triệu học sinh. Ảnh: REUTERS Trong thông báo...