Indonesia xây dựng căn cứ quân sự mới ở Biển Đông
Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền trước yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.
Nhật báo Jakarta Post số ra ngày 10/6 đưa tin các quan chức Indonesia đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở đâu đó trên Biển Đông, nơi đang có căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền.
Tàu chiến Indonesia tập trận trên biển Amanda.
Báo này cho Bộ Quốc phòng Indonesia và Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia (Bappenas) đã tổ chức một cuộc họp vào ngày 10/7 để thảo luận về địa điểm đặt căn cứ quân sự mới này.
Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Phát triển Quốc gia (Bappenas) Andrinof Chaniago nói: “Cuộc họp hôm nay giữa hai bên là nhằm mục đích đồng bộ hóa việc bảo vệ lợi ích quốc gia và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Kết quả cuộc họp được trình lên Tổng thống Jokowi [Joko Widodo], người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Chúng tôi hy vọng rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện trong tương lai gần”.
Trong số các địa điểm đang được xem xét có khu vực trong Sambas, Tây Kalimantan, quần đảo Natuna, quần đảo Riau và Tarakan cũng như Bắc Kalimantan.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, Ryamizard Ryacudu.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia, Ryamizard Ryacudu, người trước đây từng là Tham mưu trưởng Lục quân, bày tỏ sự ủng hộ đối với các căn cứ quân sự vừa được đề xuất. Ông nói: “Trước đây tôi đã làm việc ở Tây Kalimantan và tôi tin rằng việc xây dựng một căn cứ quân sự ở đó là một quyết định rất tốt. Chúng tôi có nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được bảo vệ”.
Indonesia không phải là một người tham gia chính thức vào các vụ tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, bản đồ “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc lại bao gồm cả quần đảo Natuna của Indonesia. Điều này đã dẫn đến phản ứng mạnh của giới chức Indonesia.
Trong một chuyến khảo sát khu vực Natuna hồi tháng Ba năm ngoái, Trợ lý bộ trưởng an ninh đặc trách chiến lược quốc phòng Fahru Zaini nói: “Trung Quốc đã tuyên bố vùng biển Natuna là lãnh hải của họ. Yêu sách tùy tiện này liên quan đến các tranh chấp ở quần đảo Trường Sa giữa Trung Quốc và Philippines. Tranh chấp này sẽ có tác động lớn đối với an ninh của vùng biển Natuna. Những gì Trung Quốc đã làm là có liên quan đến lãnh hải của Indonesia. Do đó, chúng tôi đã đến Natuna để xem xét chiến lược cụ thể của trụ cột quốc phòng của đất nước , cụ thể là Các Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI)”.
Cùng thời điểm, Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Indonesia, Đại tướng Moeldoko, nói với tờ Wall Street Journal đã lên án tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Ông nói: “Indonesia cảm thấy phẫn nộ trước việc Bắc Kinh đưa một số khu vực của quần đảo Natuna vào trong &’đường chín đoạn’ và rõ ràng tuyên bố một phần tỉnh đảo Riau của Indonesia là lãnh thổ Trung Quốc”.
Đại tướng Moeldoko: “Quân đội Indonesia đã quyết định tăng cường lực lượng trên đảo Natuna”.
Đại tướng Moeldoko nói tiếp: “Quân đội Indonesia đã quyết định tăng cường lực lượng trên đảo Natuna. Chúng tôi cũng cần phải chuẩn bị các kế hoạch tác chiến để đối phó với bất kỳ tình huống nào xuất phát từ căng thẳng leo thang trên một trong những tuyến đường thủy huyết mạch của thế giới”.
Gọi Biển Đông là một điểm nóng tiềm tàng, Đại tướng Moeldoko nói: “Trong tương lai, Biển Đông sẽ là một điểm nóng. Vì vậy, một lực lượng đặc nhiệm như Kogabwilhan là rất quan trọng”.
Ngay trước chuyến thăm chính thức Nhật Bản và Trung Quốc hồi tháng Ba năm nay, Tổng thống Indonesia, Joko “Jokowi” Widodo, tuyên bố cái gị là “đường chín đoạn” của Trung Quốc là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế”.
Các nhà quan sát bên ngoài vốn coi Indonesia là một nước lãnh đạo tiềm năng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ban Thư ký ASEAN có trụ sở tại thủ đô Jakarta. Chính vì vậy, lập trường của Indonesia về tranh chấp Biển Đông khá nặng ký. Tuy nhiên, Indonesia đã cố gắng theo đuổi một cách tiếp cận cân bằng về vấn đề này và cũng trong tháng Ba, Tổng thống Jokowi khẳng định rằng Indonesia vẫn tìm cách để làm nhà “môi giới trung thực” trong tranh chấp Biển Đông.
Minh Châu (Theo The National Interest)
Theo_Kiến Thức
TQ ngang ngược công bố kế hoạch xây dựng trên đảo nhân tạo
Đài truyền hình trung ương TQ (CCTV) vừa dẫn tuyên bố của UB Cải cách và Phát triển quốc gia về kế hoạch xây dựng hàng loạt cơ sở trên các dự án nhân tạo mà TQ thực hiện phi pháp ở Biển Đông.
Theo đó, các cơ sở gồm mạng lưới viễn thông, điều hướng hàng hải, giám sát môi trường, giao thông vận tải, sản xuất và hỗ trợ hậu cần sẽ được xây dựng trên nhiều đảo nhân tạo.
Những dự án chủ chốt bao gồm các hải đăng quy mô lớn trên những tuyến vận chuyển quốc tế, thiết bị an ninh và thông tin liên lạc hàng hải cũng như hỗ trợ cho cứu hộ khẩn cấp, dịch vụ sửa chữa bảo trì tàu bè qua lại...
Các trung tâm khí tượng để theo dõi sóng thần, động đất và môi trường hàng hải cũng như trung tâm nghiên cứu đại dương cũng sẽ được xây dựng cùng một trung tâm y tế lớn.
TQ tiến hành cải tạo trên bãi Chữ Thập ở Biển Đông. Ảnh: SCMP
"Có hai mục đích chính cho những hoạt động cải tạo của TQ trên các đảo ở Biển Đông", Ruan Zongze, điều hành viện nghiên cứu quốc tế TQ nói. "Một là cải thiện cuộc sống và môi trường làm việc của mọi người trên đảo. Hai là để TQ có thể gánh vác thêm các trách nhiệm và bổn phận quốc tế".
Hôm qua, tờ Brisbane Times của Australia dẫn lời các chuyên gia nhận định về mục đích thật sự sau tham vọng bá chủ Biển Đông của TQ.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng: "Biển Đông có thể là nơi phù hợp để TQ giấu các tàu ngầm bởi vùng biển này có độ sâu lên đến vài nghìn mét với rất nhiều hẻm núi ngầm dưới nước giúp các tàu ngầm có thể dễ dàng tránh bị phát hiện".
Theo nhiều nhà phân tích khác, không chỉ nhằm "giấu" các tàu ngầm của mình, việc TQ tiến hành cải tạo đảo và xây các công trình trên đó còn nhằm mục đích răn đe các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Các quan chức Mỹ không ít lần bày tỏ lo ngại sau khi hoàn tất việc cải tạo đảo, TQ sẽ đơn phương thiết lập Khu vực nhận diện phòng không ở Biển Đông nhằm ngăn chặn các máy bay của Mỹ bay vào khu vực này có thể phát hiện ra các tàu ngầm của TQ.
Theo VietNamNet
Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Nam Đại Tây Dương để làm gì? Tờ báo mạng The Epoch Times, trụ sở tại New York, trong ấn bản ngày 29/03/2015 tiết lộ Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân tại vịnh Walvis của Namibia. Chính quyền Windhoek không bình luận về tin trên. Ảnh minh họa. The Epoch Times trích lại một bài báo của tờ The Nambian số ra ngày...