Indonesia “vỡ trận” Covid-19, bệnh nhân tử vong hàng loạt vì thiếu ôxy
Số người mắc Covid-19 tăng nhanh khiến hệ thống bệnh viện Indonesia quá tải, nguồn cung ôxy cạn kiệt dẫn đến nhiều trường hợp tử vong.
Indonesia đang vật lộn với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, trong thông cáo phát đi ngày 4/7, bệnh viện Sardjito ở đảo Java, Indonesia cho biết, 63 bệnh nhân của bệnh viện này đã tử vong sau khi nguồn ôxy cạn kiệt chỉ từ ngày 3/7 đến sáng 4/7. Một phát ngôn viên bệnh viện không nêu rõ liệu tất cả những người tử vong có phải đều là bệnh nhân Covid-19 hay không.
Nhiều ngày trước khi xảy ra sự việc đau lòng này, bệnh viện đã ra sức tìm kiếm thêm nguồn cung ôxy, tuy nhiên, do lượng bệnh nhân Covid-19 đổ về quá đông những ngày qua khiến bệnh viện quá tải, nguồn ôxy dự trữ cạn kiệt nhanh hơn dự kiến.
Số người mắc Covid-19 tăng nhanh khiến các bệnh viện Indonesia cạn kiệt ôxy y tế (Ảnh: Reuters).
Video đang HOT
Indonesia có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng ôxy tương tự Ấn Độ (Ảnh: Reuters).
Indonesia đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung ôxy y tế cho các bệnh viện trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, thảm kịch tương tự từng xảy ra ở Ấn Độ. Indonesia hiện là vùng dịch nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Á với chuỗi ngày liên tiếp ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới mỗi ngày. Chỉ riêng trong ngày 3/7, Indonesia có thêm gần 28.000 ca mắc mới, nâng tổng số người nhiễm bệnh ở Indonesia kể từ khi dịch bùng phát lên gần 2,3 triệu ca.
Chính phủ Indonesia đã yêu cầu ngành công nghiệp khí đốt tăng sản xuất ôxy y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị ngành công nghiệp khí đốt ưu tiên sản xuất để đáp ứng nhu cầu y tế ước tính 800 tấn ôxy mỗi ngày. “Chúng tôi cũng hy vọng rằng, mọi người không tích trữ ôxy”, bà Siti Nadia Tarmizi, một quan chức Bộ Y tế Indonesia, nhấn mạnh.
Các bệnh viện Indonesia, đặc biệt ở Java và Bali, quá tải vì số ca Covid-19 tăng nhanh (Ảnh: Reuters).
Chính phủ Indonesia đã tăng cường xét nghiệm, truy vết, đẩy nhanh tiêm chủng và áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn dịch lây lan (Ảnh: Reuters).
Các bệnh viện ở đảo Java đều trong tình trạng quá tải vì đợt bùng phát Covid-19 mới được cho là do sự xuất hiện của biến chủng Delta – biến chủng phát hiện lần đầu ở Ấn Độ và có khả năng lây lan cao hơn đến 60% so với các chủng cũ. Chỉ trong ngày 3/7, Indonesia ghi nhận 555 ca tử vong do Covid-19, cao chưa từng có kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số người chết vì đại dịch ở đây lên hơn 60.500 ca. Riêng thủ đô Jakarta có 392 thi thể được chôn cất theo cách thức ngừa Covid-19 vào ngày 3/7, mức cao kỷ lục và cũng cao gấp 10 lần so với hồi đầu tháng 5.
Để ngăn chặn đà lây lan của dịch, Indonesia đã ban bố các biện pháp hạn chế khẩn cấp ở Java và Bali trong vòng 18 ngày. Theo đó, tất cả người lao động trong các lĩnh vực không thiết yếu đều phải làm việc tại nhà, chỉ 50% lao động trong các lĩnh vực thiết yếu gồm ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như khách sạn được phép làm việc luân phiên tại văn phòng.
Các trung tâm mua sắm, địa điểm tôn giáo, công viên và trung tâm giải trí sẽ buộc phải đóng cửa, trong khi các nhà hàng không được phép phục vụ khách tại chỗ mà chỉ được cung cấp các suất ăn mang đi và giao hàng. Các tiệc cưới chỉ giới hạn tối đa 30 khách và không được phép ăn uống. Các cửa hàng tạp hóa và siêu thị chỉ được phép hoạt động với 50% công suất và phải đóng cửa trước 20h hàng ngày. Hành khách sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển liên tỉnh phải tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin hoặc có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính.
Ông Luhut Pandjaitan, một quan chức phụ trách ứng phó Covid-19 của chính phủ Indonesia, nhận định hai tuần tới sẽ là thời gian quan trọng để nước này ngăn đà lây lan của dịch. Giới chức Indonesia dự đoán, số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian này trước khi các biện pháp hạn chế và chương trình tiêm chủng phát huy tác dụng.
Hàng chục bệnh nhân Indonesia chết vì thiếu oxy
Một bệnh viện ở Java thông báo 63 người chết vì thiếu nguồn oxy, khiến chính quyền Indonesia ra lệnh ưu tiên sản xuất oxy cho ngành y tế.
Bệnh viện Sardjito trên đảo Java của Indonesia thông báo 63 bệnh nhân đã chết sau khi nguồn oxy tại đây gần như cạn kiệt từ ngày 3/7 đến sáng 4/7. Phát ngôn viên bệnh viện không tiết lộ có bao nhiêu người mắc Covid-19 trong số này.
Bệnh viện cho biết đã tìm thêm nguồn oxy trong suốt nhiều ngày trước sự việc, nhưng số bệnh nhân Covid-19 đổ đến liên tục đã gây quá tải năng lực điều trị và làm lượng oxy dự trữ bị tiêu thụ nhanh hơn dự kiến. Cuộc khủng hoảng chỉ lắng xuống khi có thêm oxy được chuyển đến vào sáng sớm hôm nay.
Một nạn nhân Covid-19 chuẩn bị được chôn cất tại Bekasi, Indonesia, hôm 2/7. Ảnh: AFP .
Chính phủ Indonesia sau đó phải yêu cầu ngành sản xuất oxy tăng cường sản lượng oxy y tế, nhằm đáp ứng yêu cầu khoảng 800 tấn mỗi ngày. "Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ không tích trữ oxy", quan chức Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho hay, thêm rằng ngành công nghiệp khí hóa lỏng nước này vẫn có thể sản xuất thêm 225.000 tấn oxy mỗi năm.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đang đối đầu với một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất ở châu Á, với gần 28.000 ca nhiễm mới được ghi trong ngày 3/7, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên gần 2,3 triệu, trong đó hơn 60.000 người đã chết.
Biến thể Delta từ Ấn Độ đang lan rộng ở Indonesia và khiến các bệnh viện trên khắp Java quá tải. Indonesia dự kiến nhận vaccine do nước ngoài tài trợ để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, trong bối cảnh nước này mới chỉ đạt 7,6% mục tiêu tiêm cho 181,5 triệu người đến tháng 1/2022.
Chính quyền Indonesia đã áp thêm các lệnh hạn chế mới ở đảo Java và Bali, gồm tăng cường điểm kiểm soát đi lại, cấm ăn uống tại nhà hàng và hoạt động thể thao ngoài trời, đồng thời đóng cửa nơi làm việc không thiết yếu. Biện pháp hạn chế sẽ có hiệu lực tới 20/7 và có thể được gia hạn để đưa số ca nhiễm mới hàng ngày xuống dưới 10.000.
Tuy nhiên, giới chức Indonesia cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tiếp tục tăng trong hai tuần tới, trước khi các biện pháp phát huy tác dụng.
Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng nhằm chạy đua với các biển thể mới để những nỗ lực thời gian qua không bị trôi sông đổ biển. Sự gia tăng các trường hợp mắc Covid-19 mới tại châu Âu đang đe dọa các kế hoạch quốc gia trở lại cuộc bình thường sau hơn...