Indonesia vạch 4 chiến lược đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia đã vạch ra 4 chiến lược nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trước tác động của việc một số quốc gia ra lệnh tạm ngừng xuất khẩu vaccine.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại phiên điều trần ngày 8/4 trước Hạ viện, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết chiến lược đầu tiên là bảo vệ nguồn cung hiện có, mở các chương trình tiêm chủng theo kế hoạch hợp tác công-tư, đồng thời tìm kiếm các nguồn dự trữ từ Trung Quốc và Mỹ.
Lệnh tạm ngừng xuất khẩu vaccine của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến kế hoạch cung cấp 100 triệu liều vaccine từ Liên minh toàn cầu về vaccine (GAVI) và hãng dược phẩm AstraZeneca cho Indonesia. Theo Bộ trưởng Budi, Indonesia đang đàm phán để đảm bảo nguồn cung đã cam kết. Chính phủ đã yêu cầu GAVI thực hiện lời cam kết và tìm cách mua vaccine cho Indonesia, cũng như sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến với GAVI về vấn đề này.
Video đang HOT
Chiến lược thứ 2 là đạt mục tiêu tiêm chủng thông qua cơ chế hợp tác công tư, chương trình tiêm chủng đặc biệt dành cho người lao động do các công ty tự đài thọ. Hiện 35 triệu liều vaccine đã được đặt cho chương trình tiêm chủng tư nhân này.
Chiến lược thứ 3 là tìm kiếm nguồn dự trữ bằng cách bổ sung 90-100 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc. Theo ông Budi, Chính phủ Trung Quốc đã tỏ ra nhất quán trong việc thực hiện các cam kết cung ứng vaccine. Ông cũng hy vọng rằng Tổng thống Joko Widodo sẽ có các cuộc đàm phán cấp cao với Chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn vaccine bổ sung này.
Chiến lược thứ 4 là tiếp cận nguồn dự trữ vaccine của Mỹ nhằm dự phòng cho khả năng kế hoạch tiếp nhận 54 triệu liều vaccine từ GAVI và 50 triệu liều từ hãng AstraZeneca bị cản trở. Theo Bộ trưởng Budi, Indonesia đã bắt đầu có các động thái ngoại giao và vận động hành lang với phía Mỹ một khi Washington bắt đầu phân phối vaccine cho các nước khác.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM), bà Penny Lukito cho biết 5 loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang chờ cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) tại nước này. Cũng phát biểu tại phiên điều trần, bà Lukito cho biết ngoài 7 loại vaccine có trong danh sách đã được chính phủ phê duyệt, 5 loại đang chờ EUA bao gồm vaccine của AstraZeneca sản xuất tại Thái Lan, vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc), vaccine Sputnik V của Nga, Covaxin của Ấn Độ, và Novavax sản xuất tại Ấn Độ.
ADB duyệt khoản cho vay 450 triệu USD giúp Indonesia mua và cung cấp vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản vay 450 triệu USD cho Indonesia để giúp nước này mua và cung cấp vaccine ngừa COVID-19 một cách an toàn và hiệu quả.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo đó, thông qua Dự án vaccine COVID-19 đáp ứng để phục hồi (RECOVER), ADB sẽ tài trợ để mua ít nhất 65 triệu liều vaccine COVID-19 cho các nhóm ưu tiên mà Chính phủ Indonesia đã xác định.
Dự án RECOVER do Quỹ tiếp cận vaccine châu Á- Thái Bình Dương (APVAX) trị giá 9 tỷ USD của ADB hỗ trợ, được khởi động vào tháng 12/2020 nhằm cung cấp sự hỗ trợ nhanh chóng và công bằng liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 cho các thành viên đang phát triển của ADB. Để nhận được tài trợ của APVAX, vaccine phải đáp ứng một trong 3 tiêu chí, đó là phải được mua qua Cơ sở tiếp cận toàn cầu vaccine COVID-19 (COVAX), được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kiểm định trước hoặc được Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA-Stringent Regulatory Authority, là các cơ quan quản lý dược được WHO phân loại) cấp phép.
Theo Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đối với người dân Indonesia, đặc biệt là những người nghèo và dễ bị tổn thương. Khoảng 30 triệu người đã bị mất việc làm hoặc buộc phải cắt giảm giờ làm việc do dịch bệnh này, làm gia tăng tình trạng nghèo đói. Dự án RECOVER sẽ giúp Chính phủ Indonesia bảo vệ cuộc sống và khôi phục sinh kế, hỗ trợ chương trình tiêm chủng cho hàng triệu người dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao, cũng như các nhân viên dịch vụ công cung cấp các dịch vụ quan trọng. Bên cạnh đó, ADB cũng sẽ hỗ trợ Chính phủ Indonesia cải thiện hoạt động quản lý logistics và cung cấp vaccine.
Trước đó, hồi tháng 4/2020, thông qua Quỹ Ứng phó thảm họa châu Á -Thái Bình Dương, ADB cũng đã cung cấp khoản tiền tài trợ trị giá 3 triệu USD để giúp Indonesia mua các thiết bị và vật tư y tế quan trọng nhằm ngăn chặn dịch COVID-19.
Chính phủ Indonesia hiện đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân trong 15 tháng nhằm để tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới Ngày 31/3, các quốc gia khu vực Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm và tử vong mới do đại dịch COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) Thái Lan cho biết nước này ghi nhận thêm 42 ca...